Tăng cường giải ngân vốn đầu tư công: "Cú huých" cho kinh tế Việt Nam cuối năm

Thứ năm, 15/07/2021 12:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia của CIEM dự báo, kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, có thể xảy ra trong 2 kịch bản. Tuy nhiên, để thực hiện được cần phải đẩy nhanh công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Sáng 15/7, Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) đã tổ chức trực tuyến Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững”.

Theo báo cáo của CIEM, bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến khá phức tạp, nhất là đợi dịch thứ 4 từ cuối tháng 4 đến hết quý II, đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế.

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM dự báo, kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, có thể xảy ra trong 2 kịch bản.

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM dự báo, kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, có thể xảy ra trong 2 kịch bản.

Từ nhận định trên, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM dự báo, kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, có thể xảy ra trong 2 kịch bản.

Cụ thể, trong kịch bản 1, dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường. 

GDP Việt Nam trong kịch bản này có thể tăng 5,9%. Xuất khẩu cả năm có thể tăng ở mức 16,4, thặng dư thương mại tương ứng ở mức 4,2 tỷ USD và lạm phát có thể ở mức 2,6%.

Trong khi đó, với giả thiết dịch bệnh được khống chế sớm hơn, trong tháng 8/2021, GDP được dự báo tăng mạnh hơn, khoảng 6,2%. Xuất khẩu có thể tăng 18,3%, thăng dự thương mại là 5,4%, lạm phát là 2,8%.

Tuy nhiên, trong kịch bản 2 có kèm theo một số điều kiện đặc biệt, như đặt giả thiết về tốc độ tăng GDP thế giới, và giả thiết về giải ngân nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước ở mức cao hơn.

Đáng lưu ý, báo cáo đưa ra một số đánh giá và định hướng chính sách với vấn đề di cư trong nước ở góc độ giới. Thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, kéo theo thay đổi cơ cấu lao động và gia tăng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Trong quá trình đó, những vấn đề liên quan đến lao động di cư, thu nhập, và các vấn đề xã hội của người di cư ở góc độ giới được nhìn nhận và phân tích.

Báo cáo cũng đề xuất chính sách nhằm lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế, nhấn mạnh đến hạ tầng (cả cứng và mềm) đối với các địa phương tiếp nhận lao động di cư và cả địa phương có lao động xuất cư.

Nhận định về các kịch bản tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, TS Lê Duy Bình, giám đốc Economica Việt Nam cho rằng: GDP Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, thậm chí là cả năm 2021 có thể vượt qua con số 6%, nếu các cơ quan trực thuộc Chính phủ tăng cường giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.

Trích dẫn số liệu từ Bộ Tài chính, TS Lê Duy Bình lo ngại về tình trạng giải ngân đầu tư công chậm chạp của một số cơ quan Nhà nước.

“Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm mới chỉ giải ngân được 4,8 tỷ USD, đạt 28% so với kế hoạch. Tức là, trong 6 tháng còn lại, chúng ta phải giải ngân gần 15 tỷ USD mới đủ”, ông Bình nói

Theo TS Lê Duy Bình, với số vốn đầu tư công cần giải ngân 6 tháng cuối năm 2021, gấp 3 lần so với giai đoạn đầu năm, sẽ ra một lượng tiền rất lớn để “bơm” vào nền kinh tế. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho việc giải ngân vốn đầu tư công.

“Đầu tư công có dư địa rất lớn, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho công tác giải ngân đầu tư công. Nếu giải ngân đầu tư công theo đúng kế hoạch, chắc chắn sẽ là một nguồn động lực lớn hỗ trợ GDP tăng trưởng, vượt xa con số dự kiến”, ông Bình nói.

Lý giải cho việc giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu chậm chạp, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết: Đầu năm nay đánh dấu sự ra mắt của Chính phủ mới, Thủ tướng mới, cũng như nhiều Bộ trưởng mới, như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;...

“Các Bộ trưởng mới trong giai đoạn mới nhậm chức, cần một khoảng thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các phương án giải ngân đầu tư công, do đó mới có sự ỳ ạch như hiện nay”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Do đó, trong thời gian tới, nhiều chuyên gia mong muốn, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc quan tâm hơn việc giải ngân đầu tư công theo đúng kế hoạch, từ đó tạo ra động lực cho nền kinh tế hồi phục, thời hậu Covid-19.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm