Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình

Thứ hai, 24/02/2020 09:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở Giao thông vận tải (GTVT) các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, lái xe phải kiểm tra thiết bị giám sát hành trình. Qua đó, đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật, hoạt động liên tục và truyền dữ liệu theo quy định trong quá trình tham gia giao thông.

Xử lý vi phạm đón trả khách sai quy định của các nhà xe, đơn vị vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình (Ảnh minh họa)

Xử lý vi phạm đón trả khách sai quy định của các nhà xe, đơn vị vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình (Ảnh minh họa)

Qua theo dõi trên hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giá sát hành trình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hiện còn nhiều phương tiện không truyền dữ liệu. Một số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe kinh doanh vận tải, thiết bị giám sát hành trình không hoạt động hoặc cố tình tắt thiết bị dẫn đến không truyền dữ liệu theo quy định.

Vì vậy, Tổng cục yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố; các đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ giám sát hành trình tăng cường theo dõi, chấn chỉnh và xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị này. Kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật, hoạt động liên tục và truyền dữ liệu theo quy định trong quá trình tham gia giao thông.

Đặc biệt phải sửa chữa khắc phục thiết bị hư hỏng, không có tín hiệu, không đưa phương tiện kinh doanh khi thiết bị giám sát hành trình không hoạt động. Không được lắp thêm công tắc điện để tắt thiết bị hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp phá sóng GPS hay làm sai lệch dữ liệu thiết bị giám sát hành trình.

Đối với đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ giám sát hành trình yêu cầu cán bộ kỹ thuật không được cung cấp hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Bên cạnh đó, Sở GTVT các tỉnh cần chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra chuyên đề về lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình và xử lý vi phạm theo quy định. Nếu do đơn vị cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình, đơn vị vận tải có trách nhiệm liên hệ với đơn vị cung cấp để có biện pháp khắc phục ngay.

Mức xử phạt đối với những vi phạm liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng dữ liệu thiết bị giám sát hành trình đã được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Theo đó, Khoản 6 Điều 23 quy định rõ phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng diấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Tại Khoản 6 Điều 28 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định rõ, phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu:

Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe ô tô thuộc đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

P.V

Tin khác

Đường sắt chính thức mở bán vé tàu “Kết nối di sản miền Trung”

Đường sắt chính thức mở bán vé tàu “Kết nối di sản miền Trung”

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, ngành đường sắt sẽ chính thức mở bán vé tàu Huế - Đà Nẵng với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” từ hôm nay (19/3).

Giao thông
Xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định phương tiện vào thời điểm phù hợp

Xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định phương tiện vào thời điểm phù hợp

(CLO) Tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, sẽ giao các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu những yếu tố có liên quan để từ đó xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp,

Giao thông
Hoàn thành Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Hoàn thành Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

(CLO) Đơn vị tư vấn (Liên danh Công ty CP Tư vấn và xây dựng GTVT và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT – CTCP) vừa hoàn thành Báo cáo giữa kỳ lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao thông
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách quốc tế nhập cảnh, quá cảnh

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách quốc tế nhập cảnh, quá cảnh

(CLO) Việc gia tăng các trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh gây thiệt hại cho hãng vận chuyển; tạo áp lực lên cảng hàng không và tiềm ẩn rủi ro mất an ninh, an toàn, trật tự tại cảng hàng không, trên tàu bay.

Giao thông
Kiến nghị không tước giấy phép lái xe với tài xế vi phạm nồng độ cồn

Kiến nghị không tước giấy phép lái xe với tài xế vi phạm nồng độ cồn

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 2743/BGTVT-VT trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định lái xe vi phạm nồng độ cồn theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không nên tước giấy phép lái xe.

Giao thông