Tăng giá điện sinh khối - cơ hội cho các nhà đầu tư

Thứ tư, 11/03/2020 11:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với việc tăng giá điện sinh khối, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực này, góp phần gia tăng đáng kể sản lượng điện vào nguồn cung điện quốc gia, tạo ra động lực thúc đẩy hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Sự kiện: giá điện

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải từ nông nghiệp, rác, chất thải… Ảnh minh họa

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải từ nông nghiệp, rác, chất thải… Ảnh minh họa

Giá cao nhất 8,47 UScents/kWh

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 08/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

Theo đó, đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện sinh khối tại điểm giao nhận là 1.634 đồng/kWh tương đương 7,03 UScents/kWh (quy định cũ 1.220 đồng/kWh tương đương 5,8 US cents/kWh). Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.968 đồng/kWh tương đương 8,47 US cents/kWh.

Giá mua điện nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.

Quyết định 08/2020/QĐ-TTg cũng quy định rõ, các dự án điện sinh khối đã vận hành phát điện trước thời điểm 5/3/2020 được áp dụng mức giá mua điện tại Quyết định 08/2020/QĐ-TTg kể từ ngày 25/4/2020 cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký.

Điện sinh khối (biomass power) là việc sử dụng sinh khối (biomass) để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng khá lớn. Trên thế giới hiện nay, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ.

Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm...

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải từ nông nghiệp, rác, nước thải đô thị…, trong đó, một số dạng sinh khối có thể sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt). Lượng sinh khối khổng lồ này, nếu không được xử lý sẽ là nguồn ô nhiễm lớn và phát sinh liên tục, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Cơ chế giá - rào cản lớn

Trong những năm qua, nguồn điện từ năng lượng tái tạo có sự phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn 2013 - 2019, trung bình hàng năm tổng công suất nguồn điện tăng khoảng 10,6%, nhưng nguồn điện năng lượng tái tạo tăng với tốc độ là 31,9%/ năm, trong đó điện sinh khối tăng trung bình 58,1%/năm.

Tuy nhiên, mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nói chung và điện sinh khối nói riêng nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển điện sinh khối ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Đến tháng 3/2019, Việt Nam mới có 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn năng lượng tái tạo chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ…

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn (Viện Năng lượng), hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo một cách tổng thể. Do đó, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo cũng như điện sinh khối, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.

Từ đó, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Chính phủ nên định mức giá cho mỗi kWh sản xuất ra từ năng lượng tái tạo với mức giá cao hơn giá điện sản xuất từ các dạng năng lượng hoá thạch, để khuyến khích và đảm bảo lợi ích kinh tế cho nhà sản xuất. Bên cạnh đó, Chính phủ tài trợ cho cơ chế giá cố định từ nguồn vốn nhà nước hoặc buộc các đơn vị sản xuất, truyền tải phải mua hết điện từ nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu những rủi ro cho các nhà đầu tư.

Một báo cáo của Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tháng 11 năm 2018 cũng cho thấy, so sánh với các nước trong khu vực, mức giá cho năng lượng sinh khối ở Việt Nam là rất thấp (5,8 US cents/kWh), trong khi nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan áp dụng mức giá 13 US cents/kWh, Philippines 12,4 US cents/kWh.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, các dự án năng lượng tái tạo thường có mức đầu tư rất lớn, song rủi ro cũng không ít. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích điện sinh khối để tăng niềm tin đối với nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Bã mía để sản xuất điện tại công ty mía đường Lam Sơn. Ảnh: TL

Bã mía để sản xuất điện tại công ty mía đường Lam Sơn. Ảnh: TL

Một minh chứng là, trước đây, khi Quyết định 24/2014/QĐ-TTg ra đời đã giúp các nhà máy sản xuất điện sinh khối trong ngành mía đường giải quyết được việc bán điện không ổn định, giá cả không rõ ràng, tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các nhà máy quan tâm đầu tư điện sinh khối.

GGGI cũng cho rằng, việc gia tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong các sản phẩm điện sẽ tạo ra được hàng ngàn việc làm, giảm phát thải, tăng khả năng cạnh tranh của ngành, đem lại an ninh năng lượng và chất lượng cho nguồn cung điện; đồng thời góp phần đưa Việt Nam thực hiện được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Vì vậy, với việc giá điện sinh khối được điều chỉnh tăng, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực này, góp phần gia tăng đáng kể sản lượng điện vào nguồn cung điện quốc gia, tạo ra động lực thúc đẩy hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Hiện nay tại nước ta đã có một số dự án nhà máy điện sinh khối được triển khai và đi vào hoạt động. Trong đó có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy điện sinh khối Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh (Phú Thọ) đã đi vào hoạt động từ năm 2013 với công suất 40MW và sản lượng điện là 331,5 triệu kWh/năm.

Tại miền Nam, Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) đã đầu tư xây dựng và hoàn thiện nhà máy nhiệt điện sinh khối tại khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc với công suất 19 MW, cung cấp hơi nước 70m3/giờ. Nhà máy điện sinh khối đốt trấu tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc 2 (Cần Thơ) do công ty cổ phần nhiệt điện Đinh Hải đầu tư cũng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với công suất 20 tấn hơi/giờ.

Tại Phú Yên, nhà máy điện sinh khối của công ty TNHH Công nghiệp KCP có công suất 60MW cũng đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia từ năm 2017.

Thế Vũ

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp