Tăng học phí năm 2020 - 2021, khiến chỉ số CPI giáo dục tăng vọt

Thứ ba, 20/04/2021 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Do thực hiện lộ trình tăng học phí năm học mới 2020 - 2012, nên chỉ số lạm phát của ngành giáo dục tăng mạnh trong quý I/2021.

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý I/2021. Theo báo cáo của VEPR, kinh tế Việt Nam tăng 4,48% trong quý I/2021, cao hơn 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

CPI ngành giáo dục tăng mạnh trong quý I/2021.

CPI ngành giáo dục tăng mạnh trong quý I/2021.

Trong quý, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ năng suất, sản lượng cây trồng và chăn nuôi tăng cao và thị trường xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản mở rộng. Đồng thời, các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, cùng ngành dịch vụ, bản lẻ cũng trên đà hồi phục, sau đại dịch Covid-19.

Đáng lưu ý, theo báo cáo của VEPR, lạm phát của Việt Nam trong quý I/2021 đang ở mức rất thấp, thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Riêng CPI trong tháng 3 tăng 1,16%, giảm 0,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh nhất là văn hóa, giải trí, du lịch và bưu chính viễn thông. 

Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng tăng giá như giáo dục tăng 4,04% do thực hiện lộ trình tăng học phí năm học mới 2020 - 2012; đồ uống và thuốc là tăng 1,73% và dịch vụ ăn uống tăng 1,33%.

Cộng gộp CPI trong quý I/2021, mức tăng bình quân là 0,29%, do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân còn thấp.

Tuy nhiên, theo dự báo của VEPR, lạm phát sẽ có xu hướng tăng nhanh từ đầu tháng 4/2021, do quá trình phục hồi kinh tế, khiến nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng. Đồng thời, việc duy trì các giải pháp nới lỏng tiền tệ và tài khóa có thể dẫn đến giá cả tiêu dùng không đạt được mục tiêu dưới 4% của Chính phủ. Do vậy, chính sách tiền tệ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, VEPR cảnh báo, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc.

Điểm yếu của kinh tế Việt Nam đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề;...

PGS.TS Phạm Thế Anh, Viện trưởng VEPR kiến nghị: Chính phủ nên ưu tiên các chính sách an sinh xã hội và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có. 

“Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói

Tin khác

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm