Tăng lương nhưng cần có biện pháp ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát

Thứ tư, 26/06/2024 21:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nhấn mạnh: “Không thể để tình trạng “tát nước theo mưa” của thị trường, khi mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, gây ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân lao động có thu nhập thấp”.

Chiều 26/6, thảo luận về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho biết: Với quan điểm và nguyên tắc khi triển khai chính sách cải cách tiền lương và các chính sách có liên quan cần có lộ trình phù hợp, từng bước thận trọng, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và khả năng chi trả của ngân sách thì việc Chính phủ đề xuất tăng mức lương cơ sở lên 30% vào thời điểm từ ngày 1/7/2024 là hợp lý, khả thi và có thể thực hiện ngay trong thời gian tới đây.

Theo đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh, cử tri ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai chính sách cải cách tiền lương trong thời gian qua trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19. Giải pháp điều chỉnh tăng lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khu vực công từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%), bổ sung quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024 tới đây đã đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri.

tang luong nhung can co bien phap on dinh gia ca thi truong chong lam phat hinh 1

Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) phát biểu.

Tuy nhiên, đại biểu Dương Minh Ánh nhận thấy, do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành, vì vậy một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều tâm tư và băn khoăn.

“Chỉ có chính sách tiền lương đối với nhà giáo đã được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp), sau 11 năm đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai. Trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn hy vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương đối với nhà giáo”, đại biểu Dương Minh Ánh bày tỏ băn khoăn.

Do đó, đại biểu Dương Minh Ánh đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo.

tang luong nhung can co bien phap on dinh gia ca thi truong chong lam phat hinh 2

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội chiều 26/6.

Liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm để thực hiện chính sách tiền lương, đại biểu Dương Minh Ánh cho biết, hiện nay các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt đề án vị trí việc làm nhưng vẫn còn mang tính hình thức, thiếu rất nhiều ngành nghề, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị triển khai thực hiện. Vì vậy, đại biểu Dương Minh Ánh đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành bổ sung danh mục vị trí việc làm theo lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình, lấy ý kiến rộng rãi của chuyên gia, nhà khoa học, đơn vị, tổ chức, cá nhân để sớm hoàn thiện danh mục này.

Cùng quan tâm vấn đề về cải cách tiền lương, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu quan điểm, thực tiễn chuẩn bị bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương còn bất cập. Do đưa phụ cấp công vụ 25% hiện nay vào bảng lương mới, dẫn đến lương cơ bản của công chức tăng bình quân 23,5% là thấp so với viên chức tăng bình quân 54,3% và lực lượng vũ trang tăng 43,96%. Tổng quỹ lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 30%, lực lượng vũ trang tăng 51,93% là chưa bình đẳng với các đối tượng hưởng lương, chưa hợp lý với bảng lương mới theo dự kiến.

Cũng theo ông Hòa, khi chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đang hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ, với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, sẽ rất khó khăn do nhiều bậc lương cũ (ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức khác nhau) lại được xếp vào một mức lương chức vụ mới, dẫn đến có nhiều trường hợp từ cấp vụ, cấp sở và tương đương trở xuống đến cấp xã khi xếp vào mức lương chức vụ mới thấp hơn so với mức lương hiện hưởng. Ngoài ra, tính lương theo vị trí việc làm còn phải sửa đổi rất nhiều quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở hiện hành.

tang luong nhung can co bien phap on dinh gia ca thi truong chong lam phat hinh 3

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Mặc khác, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024, bỏ phụ cấp nghề, thâm niên của một số công chức, viên chức chuyên ngành, chỉ còn lực lượng vũ trang. Phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành 1 chế độ phụ cấp mới, dẫn đến tâm tư không còn hưởng phụ cấp nghề thâm niên, có nhiều trường hợp hưởng phụ cấp rất cao, nhưng khi xếp lương mới sẽ bị giảm rất nhiều. Đây là vấn đề rất khó khăn phức tạp.

Từ các phân tích trên, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, Chính phủ trình tiếp tục thực hiện theo lộ trình tăng mức lương cơ sở, lương hưu, phụ cấp, các chế độ chính sách khác là rất cần thiết.

“Mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng là mức lương cao nhất từ trước đến nay, ngoài việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và trợ cấp, còn đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người hưởng lương từ ngân sách”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, việc bổ sung quỹ tiền thưởng 10% là chính sách nhân văn trong việc khen thưởng, động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang, người dân có nhiều đóng góp trong thực thi chức trách, nhiệm vụ, lao động sản xuất, giữ gìn trật tự an toàn xã hội...

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ có chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng. “Không thể để tình trạng “tát nước theo mưa” của thị trường, khi mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, gây ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân lao động có thu nhập thấp”.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên

Bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên

(CLO) Ngày 4/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tin tức
Nam Định phát động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

Nam Định phát động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định tổ chức phát động trong toàn ngành đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh năm 2024.

Tin tức
Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua quyết thắng

Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua quyết thắng

(CLO) Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình luôn phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây đắp nên truyền thống “Đoàn kết, chiến đấu, sáng tạo, quyết thắng”, thực sự là lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.

Tin tức
Đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

Đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

(CLO) Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm 100% sản lượng hải sản khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Tin tức
Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

(CLO) Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại.

Tin tức