Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để đẩy mạnh vai trò phòng chống buôn lậu thuốc lá

Thứ năm, 15/11/2018 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại cuộc tọa đàm “Vấn nạn buôn lậu thuốc lá - Những vấn đề đặt ra”, đại diện các bộ ngành và cơ quan của Quốc hội đã thảo luận về thực trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay và đề ra những giải pháp để hạn chế vấn nạn này.

Trong khi sản xuất kinh doanh thuốc lá trong nước được quản lý theo các quy định nghiêm ngặt, hàng năm nộp NSNN trên 18.000 tỷ đồng, thì nhiều năm qua, buôn lậu thuốc lá vẫn là một vấn nạn chưa được xử lý triệt để. Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, còn các lực lượng quản lý lại không đủ phương tiện hiện đại đáp ứng nhiệm vụ. Từ năm 2019, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá nội địa tăng lên 75% khiến giá thuốc lá tăng cùng với những thách thức trong đấu tranh với tội phạm buôn lậu.

 

Báo Công luận
 Các đại biểu tham gia Hội thảo

Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết, theo điều tra của tổ chức quốc tế Oxford Economics, Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong 14 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. Hàng năm, lượng thuốc lá lậu qua Việt Nam khoảng 1 tỷ bao, làm thất thoát NSNN hơn 10.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Khánh Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) thông tin, từ năm 2014 đến 2018, ngành hải quan đã bắt 1.033 vụ, 153 đối tượng, số lượng thuốc lá gần 3 triệu bao, xử lý hành chính hơn 800 vụ, xử lý hình sự 1 vụ. Như vậy, lực lượng hải quan bắt khá nhiều, nhưng trong 4 năm mới xử lý hình sự được 1 vụ.

Báo Công luận
Xử lý vấn nạn thuốc lá lậu cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ (Ảnh TL)  

Theo ông Phạm Hồng Sơn, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), các khu vực như chợ An Lạc (TP HCM), phố Hàng Mành (Hà Nội) là những điểm nóng của thuốc lá lậu. Các đối tượng vận chuyển ngày một liều lĩnh, chạy mô tô, xe máy với tốc độ rất cao để lực lượng chức năng không thể ngăn chặn được, sẵn sàng đâm thẳng vào lực lượng chặn bắt, hoặc dùng vũ khí thô sơ chống lại, gây thương tích cho những người làm nhiệm vụ. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng) cho rằng, một phần nguyên nhân của tình trạng thuốc lá lậu là nhu cầu sử dụng thuốc lá lớn, đặc biệt là thuốc giá rẻ, trong khi việc mua bán khá dễ dàng. Trước tình trạng chủ đầu nậu chủ yếu là trong nội địa, người vận chuyển phần lớn là nhân dân ở khu vực biên giới, đặt ra vấn đề cần khung chính sách nghiêm khắc hơn.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, trong biện pháp phòng chống buôn lậu thuốc lá cần song song 2 biện pháp: Chế tài pháp lý và chế tài về kinh tế.  Không phải bây giờ chúng ta mới đưa ra lộ trình tăng thuế, mà đã có từ năm 2017 với đa mục tiêu là giảm tỷ lệ người buôn lậu thuốc lá, giảm tiêu thụ hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi thực hiện các cam kết, đã có lộ trình điều chỉnh từ 65% lên 70% và lên 75% vào 1/1/2019.  

Đưa ra giải pháp góp phần hạn chế thực trạng này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đã ban hành từ năm 2012, sau 5 năm đi vào hoạt động, cần tổng kết lại xem quá trình thi hành luật bất cập ở chỗ nào và tiến hành sửa đổi. Bên cạnh đó là tiếp tục hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và chính sách pháp luật về thuế. Khi tiến hành áp dụng biện pháp về thuế cần phù hợp với điều kiện thực tế, hướng đến sự đồng bộ giữa tăng thuế với chống buôn lậu thuốc lá.

Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho rằng, cần áp dụng biện pháp đối với cả phía cầu và phía cung. Trong khi lực lượng chức năng vất vả khi thực thi nhiệm vụ bởi phương tiện, nhân lực hạn chế, thì đầu ra được bày bán gần như công khai. Nếu các cơ quan chức năng kiểm soát tốt đầu ra, tức là kiểm tra tất cả cửa hàng, chợ, hàng quán bán lẻ thuốc lá lậu, đầu ra giảm thì tự khắc đầu vào sẽ giảm.

Ngoài ra, ông Vũ Văn Cường đề nghị các bộ, ban, ngành đẩy mạnh công tác chống buôn lậu thuốc lá theo đúng Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2014 về tăng cường các biện pháp chống buôn lậu thuốc lá. Chỉ thị phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ ngành, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu địa phương. Tuy nhiên, từ khi chỉ thị có hiệu lực, năm 2015 tình hình buôn lậu có giảm, nhưng từ 2016 đến nay tại tái tăng lên, số lượng nhập lậu thậm chí cao hơn trước, tình trạng buôn lậu, bày bán công khai ở tất cả các địa phương, nhưng chưa xử lý được trường hợp người đứng đầu nào. 

Dương Đông

Tin khác

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm