Tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19: Sự lựa chọn chung nhất để chấm dứt đại dịch

Thứ năm, 03/06/2021 10:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Malta - quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng đã là liều doping thúc giục các quốc gia trên toàn cầu phải tăng tốc hơn trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 để có thể giúp sớm kết thúc đại dịch.

Tiêm vaccine để miễn dịch cộng đồng - từ bước đi tiên phong của Malta

Ngày 24/5 vừa qua, Malta đã loan tin với cả thế giới rằng đã đạt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho 70% người trưởng thành với ít nhất 1 liều và tuyên bố đã đạt được miễn dịch cộng đồng. Cụ thể, 70% người trưởng thành, tương đương khoảng 42% dân số của Malta đã được tiêm vaccine đầy đủ, hoặc cả hai liều của các hãng Pfizer, Moderna hay AstraZeneca, hoặc với chỉ một liều của Hãng Johnson & Johnson. Hiện Malta đã giảm 95% số người phải nhập viện điều trị Covid-19, chỉ ghi nhận trung bình 3 ca nhiễm mới mỗi ngày… 

Chúng tôi đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Vaccine chính là vũ khí của chúng tôi chống lại virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19. Điều này cũng có nghĩa là sự lây truyền của virus - ngay cả khi nó vẫn tồn tại trong chúng ta - đã giảm đáng kể”, ông Chris Fearne - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Malta tuyên bố với báo giới. “Vaccine đang được phân phối ở Malta với mức một liều cứ mỗi 5 giây. Có 42% dân số trưởng thành đã tiêm vaccine đầy đủ” - ông Fearne hé mở thêm về tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 tại quốc gia Địa Trung Hải này. Ông Chris Fearne cũng cho biết, “thừa thắng xông lên”, nếu được cơ quan y tế châu Âu cho phép, Malta sẽ tiếp tục tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Malta là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng.

Malta là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng.

Cũng từ con số 42% dân số  đã được tiêm chủng này, ông Chris Fearne cho biết, nếu từ nay đến trước 1/7 số ca nhiễm vẫn thấp thì từ ngày 1/7/2021, quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài sẽ được dỡ bỏ với những người đã được tiêm vaccine. Bên cạnh đó, Malta cũng được cho là đã lên kế hoạch sử dụng “chứng chỉ vaccine” nội địa để mở cửa trở lại các sự kiện văn hóa, xã hội, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Đến “làn sóng chung” của thế giới

Từng bước đưa nhịp sống trở lại bình thường, phục hồi kinh tế sau cơn bĩ cực bởi liên tiếp những “cơn sóng thần”, giờ đây đã là đòi hỏi cấp bách của hết thảy các quốc gia. Mà muốn làm được điều đó, không gì khác, là việc phải tìm cách để chống đỡ dần tiến tới chấm dứt đại dịch. Ngoài ý thức công dân, trong đó câu chuyện đeo khẩu trang, giãn cách, hạn chế tiếp xúc là tiên quyết thì tiêm chủng vaccine Covid-19 được xem là giải pháp quan trọng, buộc phải tìm mọi cách để có thể triển khai được với tỷ lệ càng cao càng tốt tại hầu hết các quốc gia.

Châu Âu và Mỹ - dĩ nhiên với lợi thế về tiền bạc và công nghệ đã là những khu vực đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Tại Mỹ, theo số liệu mà Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra, nước này đã tiêm 295 triệu liều vaccine cho người dân trong tổng số 366 triệu mũi đã phân phối. Khoảng 135 triệu người, tức 40,7% dân số Mỹ, đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Bên cạnh đó, khoảng 62% dân số là người trưởng thành đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Nước Mỹ cũng đặt mục tiêu 70% người trưởng thành Mỹ  được tiêm vaccine trước ngày 4/7.

Tại châu Âu, tình hình tiêm chủng cũng rất khả quan. Sau những lo lắng bởi một số ca biến chứng, người châu Âu dường như đã bình tâm trở lại. Hiện 46% dân số trưởng thành của EU đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa Covid-19, trong khi 300 triệu liều nữa sẽ được bàn giao vào cuối tháng này. Như lời nữ Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, “EU đã đạt được những bước tiến ổn định về công tác tiêm chủng”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng tràn đầy tự tin cho biết EU đang hướng tới mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành trong mùa hè này. Cũng trong sự hào hứng ấy, nhiều chuyên gia nhìn nhận, nếu tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục được nâng cao, các ca nhiễm dần giảm xuống thì hè này, các nước EU hoàn toàn có thể mở cửa trở lại một cách an toàn, đón luồng khách vào mùa du lịch hè, hướng tới sự phục hồi của ngành du lịch trong khu vực.

Thậm chí EC còn mạnh dạn dự đoán nền kinh tế khối này sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay. Cũng bởi tỷ lệ tiêm chủng cao mà bản “Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU” (EU digital COVID certificate), một công cụ được đề xuất với mục tiêu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân Liên minh châu Âu cũng đã được thông qua và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7.  

Những tin tức mới nhất từ các quốc gia trong khu vực cũng cho thấy châu Á cũng đang tăng tốc trong cuộc đua không thể khác này. 

Đơn cử như Singapore. Trong bối cảnh số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng vọt, Singapore đang phải thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết chiến lược hiện nay của Singapore vẫn là xét nghiệm, truy vết và tiêm chủng nhưng việc xét nghiệm Covid-19 sẽ không chỉ được áp dụng với những ca nghi nhiễm, mà nó sẽ trở thành một hoạt động thường ngày tại các công sở, nhà hàng và trung tâm thương mại và đặc biệt tăng tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19, ưu tiên người lớn tuổi và học sinh/sinh viên.

Nhật Bản, quốc gia trước đó được xem là chậm chạp trong việc triển khai tiêm chủng khi mới chỉ có khoảng 6% trong dân số 126 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 mũi, thì nay, cũng quyết đẩy nhanh quá trình tiêm chủng. Trước mắt là động thái ngày 1/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết nước này có kế hoạch bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại nơi làm việc và các trường đại học.

Hà Trang

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế