(CLO) Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Bộ Xây dựng tăng mức phạt lên 1,5 - 2 lần đối với vi phạm trong trật tự xây dựng chưa đủ sức răn đe đối với những chủ đầu tư để xảy ra vi phạm. Thậm chí, còn tạo ra lỗ hổng “tẩy trắng” cho sai phạm.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố dự thảo Nghị định về các quy định xử phạt vi phạm hành chính, trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành xây dựng. Trong đó, Bộ Xây dựng đề xuất tăng mức phạt tiền từ 1,5 - 2 lần, đối với một số trường hợp vi phạm, và mức phạt cao nhất lên tới 2 tỷ đồng.
Tăng mức xử phạt lên 1,5 - 2 lần
Theo Bộ Xây dựng, sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 139, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng việc quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp, vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để góp phần giảm thiểu tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch….
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Bộ Xây dựng tăng mức phạt lên 1,5 - 2 lần đối với vi phạm trong trật tự xây dựng chưa đủ sức răn đe đối với những chủ đầu tư để xảy ra vi phạm.
Tuy nhiên, Nghị định 139 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi, cần thiết sửa đổi, bổ sung chưa như có biện pháp chế tài dừng thi công xây dựng đối với công trình vi phạm; một số lĩnh vực còn thiếu chế tài xử lý; chế tài xử lý đối với một số hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, mức xử phạt còn thấp.
Do đó, để có sức răn đe, tại dự thảo Nghị định mới, Bộ Xây dựng đề xuất tăng mức tiền phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với mức phạt quy định tại Nghị định số 139 trong toàn bộ dự thảo (có hành vi tăng 4 đến 5 lần như hành vi điều chỉnh quy hoạch, quản lý sử dụng nhà chung cư). Riêng vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản, có hành vi bị xử phạt lên đến 1 tỷ đồng.
Dự thảo nghị định lần này đề xuất tăng mức phạt tiền từ 300 triệu đồng lên đến 800 triệu đồng đối với một số hành vi kinh doanh bất động sản có điều kiện như: Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.
“Lỗ hổng” cho doanh nghiệp “tẩy trắng”?
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Bộ Xây dựng tăng mức phạt lên 1,5 - 2 lần, và mức xử phạt “kịch khung” đối với tổ chức là 2 tỷ đồng chưa đủ sức răn đe đối với những chủ đầu tư để xảy ra vi phạm.
Bởi một dự án bất động sản có thể mang lại vài trăm tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư. Do đó, mức phạt 2 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng đề xuất, chỉ như “muối bỏ bể”.
Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: Mức xử phạt theo đề xuất của Bộ Xây dựng còn thấp, chưa có tính răn đe.
“Chắc chắn sẽ có chủ đầu tư chịu bỏ ra 2 tỷ đồng chịu phạt, nhưng họ lại mang về hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng từ sai phạm đó. Điều này có nghĩa, người mua nhà sẽ là đối tượng chịu thiệt khi để tình trạng này xảy ra”, ông Đính nói.
Trong khi đó, ông Phan Đình Vĩnh, chuyên gia bất động sản đặt ra giả thuyết: Với những trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, sau khi nộp phạt xong, thì phần vi phạm sẽ bị xử lý thế nào, hay nó được “tẩy trắng”, trở thành sản phẩm “sạch”.
“Theo tôi được biết, tại Hà Nội, có trường hợp chủ đầu tư cố tình xây vượt tầng và đã có quyết định xử phạt từ thành phố. Thế nhưng, khi họ nộp phạt xong, vi phạm đó vẫn tồn tại và không có phương án giải quyết vi phạm. Như vậy, việc xử phạt hành chính trong vấn đề này không nhưng không tạo ra được sự răn đe, mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho ngành xây dựng, tạo ra sự hợp pháp hóa các vi phạm”, ông Vĩnh nói.
Trên cơ sở đó, ông Vĩnh nhận định, trong một số trường hợp phải áp dụng hình sự hóa vụ việc. Đồng thời, những sản phẩm được hình thành từ sự vi phạm sẽ phải trưng thu vào ngân sách Nhà nước, để phát triển các dự án công ích khác.
Đặc biệt, ông Vĩnh nhấn mạnh: Bộ Xây dựng nên có “sổ đen” bêu tên các doanh nghiệp, chủ đầu tư cố tình vi phạm. Trong trường hợp tái phạm, hoặc để xảy ra vi phạm nghiêm trọng, thì “giải tán” doanh nghiệp đó, thậm chí cấm lãnh đạo doanh nghiệp thành lập công ty mới.
Điều này vừa để người dân, người mua nhà tránh mua phải các dự án vi phạm, vừa tạo ra sức răn đe, chấm dứt được tình trạng đẩy thiệt hại về cho khách hàng như nhiều vụ việc từ trước đến nay.
(CLO) Chiều 3/4, khu vực sân thượng ngôi nhà 5 tầng làm cơ sở nha khoa nằm trên đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM xảy ra hỏa hoạn với lửa đỏ rực kèm khói đen nghi ngút khiến nhiều người hoảng loạn tháo chạy.
(CLO) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Lê Thị Phi Khanh đã thực hiện hành vi tham ô tiền tạm giữ thi hành án của Cục Thi hành án dân sự TP Huế với tổng số tiền trên 5,6 tỷ đồng.
(CLO) Các nhà kinh tế cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo ra "cơn sóng thần" đối với nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến những hậu quả khó lường.
(CLO) Ngày 3/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có thư gửi các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đề xuất xây dựng mô hình trung tâm tài chính quốc tế phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển Việt Nam; xây dựng các cơ chế chính sách độc lập, đặc thù, đặc biệt, vượt trội, hiện đại, có sức cạnh tranh, còn địa giới hành chính của trung tâm thì mang tính chất tương đối, bảo đảm thuận lợi, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất.
(CLO) Hôm 2/4, Brazil đã công bố việc bổ nhiệm ông Dan Ioschpe, một lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô, làm "nhà vô địch khí hậu" cho Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2025 (COP30), dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Belém.
(CLO) Một ngày trước khi công bố danh sách thuế đối ứng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt việc cho phép các gói hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông (TQ) vào Mỹ mà không phải chịu thuế.
(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị bổ sung thêm chính sách phát triển nhà ở cho công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn, rất cấp bách của đội ngũ này.