(CLO) Tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande đang bị đồn thổi là có nguy cơ sụp đổ, do đang tích lũy một khoản nợ khổng lồ và dần đi chệch khỏi lĩnh vực cốt lõi của mình.
Tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc liệu có quá lớn để bị sụp đổ. Ảnh: Getty
Đầu tháng 9 này, Evergrande - tập đoàn xây dựng nhà ở lớn nhất Trung Quốc - đã công bố hình thức giảm giá thường thấy ở các cửa hàng quần áo: "Giảm 30% giá tất cả bất động sản, duy nhất trong một tháng!"
Một số người tranh luận về việc liệu đây là một mánh lới quảng cáo hay một chương trình giảm giá thực thụ.
Tuy nhiên, động cơ của tập đoàn này đã được thể hiện rõ ràng. Evergrande đang lâm vào tình trạng nợ sâu và đang cần được rót tiền nhanh chóng.
Các sự kiện kể từ thời điểm đó đã nêu bật tính cấp thiết, và cũng đặt ra câu hỏi liệu những khó khăn tập đoàn đang gặp phải có đe dọa nền kinh tế rộng hơn hay không.
Xét cho cùng thì số nợ 120 tỷ đô la của Evergrande lớn hơn số nợ của bất kỳ công ty phi tài chính nào khác được niêm yết ở Trung Quốc. Sau khi xây dựng tới 600.000 ngôi nhà hàng năm, tập đoàn này đã tích lũy một khoản nợ lớn hơn 56 lần so với một thập kỷ trước.
Hơn nữa, tập đoàn này đã đi lệch khá xa khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình khi thành lập một học viện bóng đá khổng lồ, một nhãn hiệu nước đóng chai (đã bán đi sau đó) và một công ty ô tô điện.
Vào ngày 24 tháng 9, một bức thư lan truyền trên mạng mang hàm ý rằng tòa nhà khổng lồ của tập đoàn đã bị lung lay.
Bức thư viết về Evergrande này cảnh báo về tình trạng khủng hoảng tiền mặt và kêu gọi chính quyền tại quê hương Quảng Đông của tập đoàn thúc đẩy phê duyệt một kế hoạch niêm yết cửa sau.
Theo một thỏa thuận trước đó, Evergrande sẽ nợ các nhà đầu tư 130 tỷ nhân dân tệ (19 tỷ USD) nếu công ty con không được niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, nơi công ty này sẽ được định giá cao hơn hiện tại so với định giá của nó tại Hồng Kông vào trước khoảng thời gian cuối tháng một.
Evergrande phát biểu rằng bức thư mà các phóng viên của Bloomberg và Reuters đọc qua là bịa đặt. Đoạn văn thu hút sự chú ý nhất của bức thư là lời dự đoán rằng sự thất bại của Evergrande sẽ dẫn đến "rủi ro tài chính toàn hệ thống".
Liệu tập đoàn này đã đạt đến trạng thái quá lớn để sụp đổ chưa? Dù thông tin đưa ra có xác thực hay không thì bức thư đã vẽ ra một tình huống rõ ràng.
Thứ nhất, tác động từ sự sụp đổ của Evergrande lên nền kinh tế sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Bức thư ước tính rằng tập đoàn phát triển nhà ở này, với dự án trên 229 thành phố, đã tạo ra hơn 3 triệu việc làm.
Thứ hai, hệ quả tiêu cực về mặt tài chính sẽ để lại ảnh hưởng sâu rộng. Evergrande được báo cáo đang nợ tiền 171 ngân hàng trong nước, 121 công ty tài chính khác và còn các trái chủ nữa.
Bức thư dường như được tính toán để kêu gọi sự giúp đỡ từ một chính phủ xem trọng sự ổn định về xã hội và tài chính. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên giải cứu các công ty yếu kém, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.
Thế nhưng đối với một công ty thuộc khu vực tư nhân, bất kỳ khoản cứu trợ nào cũng có khả năng liên quan đến việc quốc hữu hóa ít nhất một phần.
Evergrande có thể đã nghĩ đến lợi thế mà tập đoàn có được: tập đoàn này không xin tiền mà chỉ cần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc niêm yết không hề đơn giản — Evergrande biết rằng họ đã tìm kiếm sự chấp thuận cho việc bán cổ phần tại Thâm Quyến từ năm 2016. Việc này lại trở nên khó khăn hơn trong vài tuần gần đây.
Ngân hàng Trung ương và Bộ Nhà đất đã đưa ra một chính sách mới nhằm hạn chế tài trợ cho các tập đoàn phát triển, khảo sát họ dựa trên ba “ranh giới đỏ” về nợ nần, chẳng hạn như sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn.
Evergrande là một trong số ít các tập đoàn phát triển bị xếp vào cả ba tiêu chí này. Nói cách khác, chính phủ đang cố gắng hạn chế, không tạo điều kiện cho sự phát triển của các công ty đang mang nợ.
Các nhà chức trách có lý do để nghĩ rằng những hệ quả xấu Evergrande mang đến sẽ ít ảnh hưởng đến toàn hệ thống hơn so với một ngân hàng lớn phải gánh vác một khoản nợ khổng lồ.
Evergrande có quy mô rất lớn, nhưng khoản nợ của họ dù sao cũng chỉ chiếm 0,5% tổng các khoản vay từ các ngân hàng Trung Quốc.
Hơn nữa, tập đoàn hiện đang phát triển khu đất trị giá khoảng 170 tỷ USD, nhiều hơn 50% so với các khoản nợ của họ, theo nhà cung cấp dữ liệu S&P Capital IQ.
Về mặt lý thuyết, tập đoàn có thể trở nên suy yếu với tốc độ chậm. Tuy nhiên, trong thực tế, tình huống này vẫn sẽ khá lộn xộn. Tốt hơn hết là tập đoàn nên tự kiểm soát lại tình hình trước khi thất bại. Việc làm này có vẻ nên được chú trọng trong thời điểm hiện nay.
Evergrande đã đạt được thỏa thuận với hầu hết các nhà đầu tư của mình, những người mong đợi việc niêm yết tại Thâm Quyến để đảm bảo rằng tập đoàn có thêm thời gian.
Có lẽ tập đoàn sẽ huy động tiền bằng cách dựng nên một cánh tay quản lý tài sản khác. Điều quan trọng nhất là đợt mở bán tháng 9 đã thu hút một lượng lớn người mua nhà đến các khu vực trưng bày của tập đoàn.
Nhằm tạo ra sự thay đổi, tập đoàn xây dựng lớn nhất của Trung Quốc cần phải tiết chế hơn chứ không phải xây dựng thêm nhiều dự án.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Thị trường Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời COVID sau khi Trung Quốc đáp trả quyết liệt chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump, trong đó có việc áp thuế lại 34% với hàng hóa Mỹ.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Một chiến dịch truy quét tội phạm xuyên biên giới quy mô lớn đã được triển khai trên khắp 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. 435 người bị bắt giữ vì bị nghi liên quan đến hoạt động khai thác tình dục trẻ em trên mạng.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.