Tổng thống Trump: Mức thuế mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 'tất cả các quốc gia'
(CLO) Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 26/3, mở rộng chính sách thuế cứng rắn nhằm cân bằng thương mại toàn cầu.
Theo dõi báo trên:
Khó khăn của ngành dệt may
Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Đơn cử, năm 2020, GDP toàn cầu đã giảm 3,1%, tình trạng lockdown, giãn cách xã hội tại các thị trường lớn khiến nhu cầu dệt may suy giảm.
Xét ở quy mô dệt may thế giới, năm 2020 dịch Covid đã làm giảm 15% tổng cầu dệt may so với năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch, từ mức 742 tỷ USD xuống 630 tỷ USD, sau khi đã loại trừ mức tăng đột biến nhu cầu đồ bảo hộ cá nhân (PPE) trong năm 2020.
2 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Về phía cung, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Bangladesh và Ấn Độ đều giảm sâu từ 15% đến 20%, kể cả Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới,.
Trong năm 2020 Việt Nam kiểm soát dịch tốt đạt tăng trưởng 2,91% được xếp trong nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2020 vượt Bangladesh trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới (theo báo cáo của WTO vào tháng 8/2021), mặc dù thực tế xuất khẩu hàng dệt may năm 2020 của Việt Nam vẫn giảm khoảng 7,4% so với năm 2019.
Sang năm 2021, cả phía cầu và phía cung dệt may toàn cầu đều có sự phục hồi cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế lớn sau khi tiêm phủ vắc xin diện rộng.
Dự kiến tổng cầu dệt may thế giới năm 2021 phục hồi về bằng 95% mức của năm 2019 trước khi xảy ra dịch COVID-19 và hoàn toàn phục hồi về ngang mức trước dịch vào năm 2022. Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đều có sự phục hồi nhanh về xuất khẩu dệt may, xuất khẩu dệt may của Ấn Độ 7 tháng đầu năm 2021 thậm chí đã vượt qua mức của cùng kỳ năm 2019.
Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Đối với Dệt may Việt Nam, mặc dù khu vực may phía Nam bị ảnh hưởng phải đóng cửa vì dịch bệnh trong quý 3 tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu 10 tháng 2021 đạt 32,4 tỷ USD, tăng 11% so cùng kỳ năm 2020 và cũng gần tương đương cùng kỳ của năm 2019.
Nếu 2 tháng cuối năm, mỗi tháng tối thiểu xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, Dự kiến cả năm 2021 xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể đạt 38 tỷ USD, xấp xỉ bằng kết quả 39,4 tỷ USD của năm 2019.
“Rõ ràng khó khăn và thách thức Covid-19 đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may là rất lớn. Doanh nghiệp phải có các giải pháp ứng phó hết sức linh hoạt để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao động”, ông Đức Anh cho biết.
Theo ông Đức Anh, ngay từ tháng 2/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xác định tính chất ngành là các doanh nghiệp đồng lao động, quy mô tập trung con người rất lớn.
Với doanh nghiệp may quy mô chung một xưởng sản xuất trung bình là trên 500 - 1000 lao động, một doanh nghiệp có từ 3000 – 10.000 lao động, cá biệt như các tổng công ty Việt tiến trên 35.000, Nhà bè trên 20.000; Hoà Thọ, May 10 đều trên 10.000 lao động; doanh nghiệp sợi dệt thì đi 3 ca nên đều là các địa điểm có rủi ro rất cao trong dịch bệnh.
Đặc biệt trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, kể từ đầu quý 3/2021, hoạt động sản xuất bị dừng ở 19 tỉnh phía Nam, trọng điểm là khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… việc hạn chế số lượng lao động làm việc trực tiếp dẫn tới kim ngạch sụt giảm đáng kể.
Ông Đức Anh nói: Việc dừng sản xuất kéo theo việc thời gian giao hàng không đúng cam kết với khách hàng. Nhiều khách hàng đã phải chuyển một phần đơn hàng sang nơi khác để sản xuất. Nguy cơ lớn nhất là mất khách hàng nếu việc dừng sản xuất tiếp tục kéo dài…
“Công nhân bị nghỉ việc 3 tháng nên đã về quê. Ở thời điểm tháng 10/2021, khi thực hiện khảo sát nhanh ở một số doanh nghiệp lượng công nhân sẵn sàng quay lại làm việc ngay từ ngày đầu mở cửa ở mức dưới 50% lượng công nhân”, đại diện Vinatex nhấn mạnh.
Việc phải hỗ trợ lao động ngừng việc đã làm cho các doanh nghiệp May ở phía Nam mất một khoản chi phí khá lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả doanh nghiệp.
3 bài học từ mùa dịch
Từ những khó khăn đó, Vinatex đã có 3 bài học để sống chung với đại dịch, ổn định sản xuất và an sinh xã hội.
Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải tạo ra được sự thống nhất, thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, giải thích chủ trương từ lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn đến doanh nghiệp thành viên thông qua hình thức tuyên truyền sáng tạo như qua kênh phát thanh của công đoàn, phổ biến trong chào cờ, trong giờ nghỉ tại từng phân xưởng sản xuất.
“Nhờ đó, nhìn chung giữ được tinh thần tốt cho người lao động, làm việc vất vả hơn nhưng lại có năng suất cao hơn, kỷ luật lao động tốt hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp, tỷ lệ nghỉ việc 6 tháng đầu năm thấp hơn bình quân các năm trên 30%”, ông Đức Anh cho biết.
Thứ hai, doanh nghiệp phải sáng tạo. Ngay khi có chủ trương sản xuất 3 tại chỗ và “một cung đường hai điểm đến” vào tháng 5/2021, Vinatex đã tổ chức hội thảo đánh giá khả năng thực hiện qua đó xác định ngành may về cơ bản không thể áp dụng 3 tại chỗ do công nhân đông, cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn khi bố trí ở lại.
“Nếu bố trí ít thì cũng không giải quyết được đơn hàng; ngành sợi – dệt có thể đáp ứng sản xuất 3 tại chỗ đảm bảo được trên 80% sản lượng so với bình thường”, đại diện Vinatex tiết lộ.
Cuối cùng, doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu ưu tiên. Ông Đức Anh cho rằng, lãnh đạo các doanh nghiệp đều xây dựng các phương án kinh doanh theo kịch bản bị cách ly theo chỉ thị 16,chỉ thị 15… Qua đó lựa chọn ưu tiên khách hàng, đơn hàng cần được bảo vệ, tổ chức các đơn hàng ngành sợi với sản lượng tối đa do ngành sợi đang có hiệu quả.
Đối với mảng bán lẻ trong nước, mặc dù quy mô thị trường tiêu thụ hàng dệt may trong nước còn nhỏ (chỉ chiếm khoảng 10% năng lực toàn ngành, quy mô khoảng 5 tỷ USD/năm) nhưng hệ thống kinh doanh thời trang bán lẻ của Tập đoàn cũng có những điều chỉnh phù hợp theo xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn.
Do vậy, doanh nghiệp này đã phát triển kênh bán hàng ở những sàn thương mại tập trung lớn. Đồng thời thiết kế nhiều chương trình bán hàng đa dạng, nhiều combo khuyến mãi và chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo hơn để giữ được lượng khách hàng trung thành.
(CLO) Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 26/3, mở rộng chính sách thuế cứng rắn nhằm cân bằng thương mại toàn cầu.
(CLO) Một lớp học đặc biệt giữa lòng Thủ đô. Không có bảng đen, không có phấn trắng, nhưng có những ánh mắt chăm chú, những đôi bàn tay run run đang nắn nót từng thao tác trên bàn phím.
(CLO) Từ ngày 7/4, các khu đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội và Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND quận, huyện, thị xã quản lý trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất lâu dài theo quy định của Luật Đất đai sẽ có thể cho thuê ngắn hạn.
(CLO) Ngày 1/4, UBND tỉnh Nghệ An cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với một công dân tại huyện Hưng Nguyên vì không tuân thủ lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
(CLO) Công ty TNHH VR Studio (VR Studio) là công ty của Đặng Tiến Hoàng (thường được biết đến với biệt danh ViruSs) đã liên tục tăng trưởng doanh thu, thậm chí đạt hơn 11 tỷ đồng vào năm 2021, nhưng lại báo… lỗ 1,9 tỷ đồng trong khi những năm trước đều có lãi trên 3 tỷ đồng dù doanh thu thấp hơn. Cũng kể từ năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp liên tục giảm mạnh, chỉ còn vỏn vẹn 1 tỷ đồng vào năm 2022.
(CLO) Giá pin lithium-ion đã giảm 89% trong một thập kỷ, mở đường cho xe điện cạnh tranh ngang ngửa xe xăng về chi phí sở hữu.
(CLO) Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất các mỏ đá và mỏ đất;... để đạt mục tiêu 3.000km vào năm 2025.
(CLO) Số người vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ giảm gần 94% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai hàng loạt biện pháp cứng rắn nhằm siết chặt nhập cư.
(CLO) MG G50 nắm lợi thế về giá lăn bánh so với 2 đối thủ Hyundai Custin và Toyota Innova Cross, nhưng thua kém đáng kể về trang bị công nghệ và thương hiệu.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh vừa ký công văn số 2462/UBND-TH gửi các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị cấp tỉnh, yêu cầu tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai do nguy cơ sạt lở đất đối với 31 hộ dân.
(CLO) Tối 31/3, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đã hạ cánh tại sân bay Đồng Hới, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc mở rộng kết nối hàng không quốc tế tại Quảng Bình. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cảng hàng không Đồng Hới và Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air) tổ chức.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật.
(CLO) CTCP Đầu tư và xây dựng Hưng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp số 10, thuộc dự án thi công Đường tỉnh 918 (giai đoạn 2).
(CLO) Nhà lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen hôm thứ Hai đã lên tiếng phản đối quyết định của tòa án cấm bà tranh cử tổng thống năm 2027 sau khi kết tội bà sử dụng sai mục đích các quỹ châu Âu.
(CLO) Hòa Minzy bức xúc lên tiếng khi bất ngờ bị đem ra so sánh với các sản phẩm âm nhạc của Sơn Tùng M-TP và rapper Pháo.
(CLO) Sáng nay (1/4), giá vàng trong nước tăng thêm 300.000 đồng/lượng, lên mức cao chưa từng có, trên 102 triệu đồng/lượng.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.
Chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mang số hiệu VN516 đã chính thức khởi hành lúc 00h45 ngày 30/3 và hạ cánh tại sân bay quốc tế Đại Hưng lúc 06h30 cùng ngày (giờ địa phương). Nhân dịp khai trương, Vietnam Airlines tổ chức tặng hoa chào đón phi hành đoàn và tặng quà lưu niệm cho toàn bộ hành khách trên chuyến bay đặc biệt.
(CLO) Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước đạt mức trên 101 triệu đồng/lượng, rủi ro mua vào tại vùng giá đỉnh là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc.
(CLO) EU cấm tái xuất LNG Nga, nhưng nhập khẩu vẫn tăng 18% năm 2024, cho thấy sự phụ thuộc chưa thể dứt ngay lập tức.