Dự án Thủy điện Pắc Ma:

Tập trung cao độ cho ngày “về đích”

Thứ năm, 20/06/2019 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau hơn 2 năm triển khai, Dự án thủy điện Pắc Ma do Công ty Cổ phần Thủy điện Pắc Ma của tập đoàn Hưng Hải làm chủ đầu tư, đang dồn lực thi công để đảm bảo hoàn thành và phát điện dự kiến vào quý II/2020.

Từ khát vọng đẹp của người dân vùng biên giới Lai Châu

Cách đây hơn 2 năm, ngày 20/3/2016 tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng công trình thủy điện Pắc Ma do Công ty cổ phần thủy điện Pắc Ma (thuộc Tập đoàn Hưng Hải) làm chủ đầu tư. Công trình thủy điện Pắc Ma được xây dựng trên dòng chính của Sông Đà phía thượng nguồn của Công trình thủy điện Lai Châu, nằm trên địa bàn hai xã là xã Mù Cả và xã Ka Lăng của huyện Mường Tè. Với công suất lắp máy 140 MW, cung cấp điện năng trung bình 530.07 triệu KW/h/năm, tổng giá trị đầu tư xây dựng 4.994 tỷ đồng, thủy điện Pắc Ma được xem là một trong 6 công trình thủy điện lớn nhất được Tập đoàn Hưng Hải đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; là công trình thủy điện lớn thứ 4 sau Thủy điện Lai Châu (1.200 MW), Huội Quảng (520 MW) và Bản Chát (220 MW). 

Lễ khởi công xây dựng công trình thủy điện Pác Ma.

Lễ khởi công xây dựng công trình thủy điện Pác Ma.

Công trình thủy điện Pắc Ma mang trên mình khát vọng lớn của người dân Mường Tè nói riêng, người dân Lai Châu nói chung, rằng khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao sản lượng điện quốc gia, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lai Châu, tăng cường kết cấu hạ tầng vùng sâu, vùng xa; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng dự án, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và khu vực Tây Bắc. 

Chứa đựng ý nghĩa xã hội lớn lao là vậy nên Ban lãnh đạo Tập đoàn Hưng Hải đã xác định rõ Công trình thủy điện Pắc Ma là dự án trọng điểm cần được ưu tiên mọi nguồn lực, từ  đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi nhất đến việc đầu tư những máy móc tiên tiến nhất hiện nay theo chất lượng châu Âu để đảm bảo chất lượng dự án. Bên cạnh đó, cả chủ đầu tư và các đơn vị thi công đều có sẵn năng lực và bề dày kinh nghiệm trong việc triển khai các nhà máy thủy điện nên có nhiều phương án triển khai phù hợp, tiết kiệm. Một điểm thuận lợi lớn nữa mà Dự án Công trình thủy điện Pắc Ma có được là sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các bộ ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn, nhất là sự đồng thuận, ủng hộ của người dân huyện Mường Tè.

Đến hành trình thực thi Dự án nhiều thử thách

Nhiều thuận lợi là vậy những khó khăn mà Công ty cổ phần thủy điện Pắc Ma phải đối mặt khi triển khai Dự án cũng không phải là ít. Dự án thủy điện Pắc Ma được động thổ ngày 20/3/2016, tuy nhiên quá trình điều chỉnh quy hoạch của dự án thủy điện Pắc Ma mất quá nhiều thời gian (khoảng 7 tháng – từ tháng 2 tới tháng 9/2016) nên sau khi điều chỉnh quy hoạch xong, Dự án chính thức mới triển khai từ cuối năm 2016, đầu năm 2017.

Thủy điện Pác Ma.

Thủy điện Pác Ma.

Trong quá trình triển khai, tổng tiến độ Dự án bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân khách quan. Đơn cử như khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án nằm ở khu vực vùng biên giới khó khăn, trong vùng dự án có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác tuyên truyền, vận động, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiến độ GPMB không được đồng loạt cho các khu vực thuộc phạm vi thi công nên ảnh hưởng đến tổng tiến độ chung của Công trình. Hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là đoạn gần khu vực dự án còn yếu kém cũng là một nguyên nhân. Tuyến đường từ cầu Pa Tần đến cầu Pắc Ma đã được nâng cấp thành quốc lộ 4H nhưng kết cấu mặt đường, độ rộng, bán kính cong tại các khúc cua nhiều đoạn chưa đạt yêu cầu đường quốc lộ nên rất khó khăn trong công tác vận chuyển vật tư, vật liệu, thiết bị tới công trường.

Đồng thời trong năm 2017 xảy ra rất nhiều mưa lũ gây sạt trượt, lở đất dẫn đến không thể thi công liên tục. Thêm vào đó, Dự án thủy điện Pắc Ma nằm cuối tuyến DZ35KV đường dây này có chiều dài hơn 100km nên rất hay xảy ra sự cố mất điện, điện áp không ổn định, làm ảnh hưởng đến thiết bị thi công cũng như tiến độ thi công của dự án. Một nguyên nhân nữa là quy hoạch đấu nối các dự án thủy điện Pắc Ma đã được phê duyệt theo quyết định số 3070/QĐ-BCT ngày 31/03/2015 của Bộ Công Thương và được thay thế bằng quyết định số 1247/QĐ-BCT ngày 13/4/2018. Tuy nhiên, các hạng mục đường dây đấu nối 110kV, 220kV và trạm biến áp 220kV Mường Tè do ngành điện đầu tư thực tế chưa được triển khai, việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công xây dựng các dự án trong khu vực huyện Mường Tè khi nhà máy chuẩn bị vào vận hành sẽ không phát được điện lên lưới điện quốc gia.

Nỗ lực vượt khó

Nhưng với quyết tâm đưa thủy điện Pắc Ma hòa vào lưới điện quốc gia đúng hạn định, Công ty cổ phần thủy điện Pắc Ma nói riêng, Tập đoàn Hưng Hải nói chung đã hết sức nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn để Dự án thủy điện Pắc Ma đảm bảo tiến độ, chất lượng. Với những nỗ lực ấy, đến nay, Chủ đầu tư đã tổ chức thi công được khối lượng đào đắp đất, đá, đổ bê tông tương đối lớn. Cụ thể: Hoàn thành công tác thi công xây dựng các hạng mục phụ trợ, lán trại, cầu tạm, đường thi công bờ phải khu vực công trình đầu mối, cụ thể: hoàn thành 02 trạm biến áp công suất 1000kVA, 01 trạm công suất 560kVA phục vụ thi công; lắp đặt 02 trạm trộn bê tông công suất mỗi trạm 125m3/h, 01 trạm công suất 60m3/h; đắp và đào khoảng 12.000m2 mặt bằng làm bãi trữ vật liệu cho trạm trộn; xây dựng 8 khu lán trại phục vụ cho lúc cao điểm lên tới 500 công nhân,....; 

Hoàn thành công tác đắp đê quây dọc (Đê quây giai đoạn 1) bờ phải; Hoàn thành công tác thi công đào đất, đá hố móng hệ thống tường phân dòng, kênh dẫn dòng, đập dâng bờ phải; Hoàn thành công tác đổ bê tông hệ thống tường phân dòng; Hoàn thành phá dỡ đê quây dọc Giai đoạn 1 và đắp đê quây Giai đoạn 2 (phía bờ trái) phục vụ công tác chuyển dòng sang kênh dẫn dòng phía bờ phải vào tháng 1/2018; Hoàn thành thi công 03 tuyến đường thi công bờ trái;  Hoàn thành công bê tông đập dâng bờ phải; Đang tiếp tục thi công đào hố móng nhà máy phía bờ trái; Đang tiếp tục thi công bê tông hạng mục Tường chắn cát, Sân tiêu năng, bê tông đập tràn phía bờ trái; Công tác gia công chế tạo các thiết bị CKTC đã và đang được tích cực triển khai để đáp ứng cho tiến độ thi công. Đặc biệt, điểm đáng chú ý nhất là khối lượng các công tác chính tính đến thời điểm hiện tại đã thi công được khoảng 1.5 triệu m3 đào đất, đá; đắp khoảng 600.000m3 đất, đá; đổ khoảng 90.000m3 bê tông các loại. Giá trị khối lượng hoàn thành đến thời điểm này khoảng 1.000 tỷ đồng.

“Với sự quan tâm, kỳ vọng của Tập đoàn cũng như của các cấp chính quyền địa phương, Công ty cổ phần Thủy điện Pắc Ma đã, đang tập trung cao độ để dự án kịp “về đích” đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, an toàn công trình, an toàn lao động”- ông Trần Quỳnh Phương, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Pắc Ma khẳng định.

Tập đoàn Hưng Hải ban đầu là Công ty TNHH Hưng Hải thành lập năm 1997, một trong những đơn vị thi công xây dựng, giao thông hàng đầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Hai thập niên qua, Hưng Hải đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực và địa bàn, trở thành tập đoàn đa ngành. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Hưng Hải xác định mục tiêu dài hạn là tập trung đầu tư phát triển các dự án thủy điện. Trong những dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay, Tập đoàn đã đưa nhà máy Thủy điện Nậm Na 2 (công suất 66MW) vào hoạt động từ tháng 01/2015, Dự án thủy điện Nậm Na 3 (84MW) hoàn thành đầu năm 2017 và đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai Thủy điện Pắc Ma. 

Việt Cường - Đào Vinh - Bá Quỳnh - Cảnh Võ

Tin khác

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp