Nhà báo Hoàng Lâm – Tổng Thư ký tòa soạn báo Lao động:

Tất cả các khâu phối hợp nhịp nhàng, không để đứt gãy thông tin

Thứ tư, 10/02/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Dịch Covid-19 chúng tôi nhận ra thêm nhiều giá trị mà nổi bật lên giá trị về tình người, về sự đoàn kết, về sự tương tác hỗ trợ nhau trong công việc và gia đình. Qua những khó khăn, vất vả chúng tôi thấy mình trưởng thành dần lên"- nhà báo Hoàng Lâm chia sẻ.

“Thực sự dịch Covid-19 đã thay đổi một phần cung cách làm báo, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, Báo Lao Động đã phải lên nhiều phương án, trong đó phương án cao nhất là lãnh đạo báo, lãnh đạo một số ban chuyên môn, thư ký tòa soạn phải ăn ngủ và làm việc ngay tại tòa soạn để vừa đảm bảo thực hiện giãn cách, vừa đảm bảo thông tin cho bạn đọc” - nhà báo Hoàng Lâm - Tổng Thư ký tòa soạn Báo Lao động nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận.

nhà báo Hoàng Lâm.

nhà báo Hoàng Lâm.

Nhanh, chính xác và đảm bảo nhịp độ thông tin trên báo điện tử

+ Trong “điểm nóng” đại dịch Covid-19 và bão lũ miền trung, Báo Lao Động là một trong số những tờ báo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền rất tích cực và hiệu quả. Guồng quay tòa soạn thời điểm đó đã “nóng” theo sự kiện thời sự như thế nào, thưa ông?

- Ngay từ những ngày đầu có những thông tin mới nhất về dịch Covid-19 đến khi tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Ban Biên tập Báo Lao Động đã chỉ đạo các ban chuyên môn như Ban Thư ký tòa soạn, Thời sự, Kinh tế, Chuyên đề, Công đoàn bạn đọc cùng lãnh đạo các Văn phòng đại diện, cơ quan thường trú… lên kế hoạch tin bài hằng ngày, hằng tuần trên tất cả các loại hình Báo điện tử, báo in, Trung tâm truyền thông đa phương tiện. Chúng tôi tập trung bám sát những diễn biến của dịch Covid-19, thông tin từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế một cách kịp thời, chính xác nhất tới bạn đọc. Tăng cường các tuyến bài thông tin cho người dân về các biện pháp phòng tránh. Nêu những điểm sáng, tích cực trong phòng chống dịch và phản ánh, phê phán những hiện tượng lơ là, chủ quan của người dân và chính quyền các cấp. Đặc biệt dành thời lượng nói về sự chủ động tích cực của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, nhất là những nơi có dịch... Đồng thời tăng cường các chuyên mục, dòng sự kiện trên Lao Động điện tử, báo in Lao Động để thông tin kịp thời, toàn diện về sự kiện. 

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Với những sát sao đó, trong quá trình triển khai, các phóng viên đã thực hiện nhiều tuyến tin bài có chất lượng. Đặc biệt là những chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Ban Chỉ đạo QG về phòng chống dịch, Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các nỗ lực của lực lượng y bác sĩ, công an, bộ đội và chính quyền địa phương tham gia chống dịch. Nổi bật lên là các tuyến bài “Biến nguy cơ thành cơ hội”; mở chuyên mục Người Việt tử tế phản ánh những gương tốt, những hành động đẹp trong chống dịch; tạo dòng sự kiện trên Lao Động Online về “Chỉ dẫn phòng ngừa Covid-19” và “Dịch viêm phổi do SARS-CoV-2” với hàng ngàn tin bài... Tương tự, trong bão lũ ở miền Trung chúng tôi đã dành ưu tiên cao nhất cho lực lượng phóng viên tại hiện trường, tòa soạn làm nhiệm vụ hậu cần, hỗ trợ. Chính nhờ sự kết hợp đó các phóng viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Thưa ông, với núi công việc đó, Báo Lao Động đã phải có những thay đổi trong “chiến lược” thông tin như thế nào trên các ấn phẩm (báo in, điện tử và clip truyền hình) để “bắt” đúng nhịp sự kiện và không bỏ lọt các thông tin mà công chúng quan tâm?

- Theo sự phân công của Ban Biên tập, cụ thể là của Tổng Biên tập, tại các cuộc giao ban chuyên môn hàng ngày yêu cầu các ban/ vùng miền báo cáo kế hoạch tin - bài liên quan đến Covid-19. Đặc biệt, theo định hướng và chỉ đạo của Ban Biên tập, năm 2020 là năm bản lề chuyển đổi từ cung cách làm báo truyền thống sang làm báo hiện đại, gắn liền với phát triển media. Trong đó trọng tâm làm các videoclip, định dạng longform, infographic. Với những "điểm nóng" liên quan đến dịch Covid-19 như sự kiện phong tỏa Sơn Lôi - Vĩnh Phúc, Bệnh viện Bạch Mai, phố Trúc Bạch - Hà Nội hay một số bệnh viện ở Đà Nẵng chúng tôi yêu cầu phóng viên đáp ứng các yêu cầu nhanh, chính xác và đảm bảo nhịp độ thông tin trên báo điện tử. Báo in có thể chậm lại nhưng phải là những thông tin sâu, nhiều chiều. Nhìn chung, chúng tôi vẫn ưu tiên những thông tin, clip tại hiện trường để tiếp cận bạn đọc trong những sự việc như dịch bệnh hay bão, lũ. 

Từ những khó khăn ấy chúng tôi đã tìm ra cơ hội

+ Quả thực, qua theo dõi, các thông tin về 2 sự kiện cập nhật trên Báo Lao Động đều thực hiện nhanh nhạy, kịp thời. Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về sự  phối hợp nhịp nhàng giữa “hậu phương” (tòa soạn) và  “tuyến đầu” (những phóng viên tại hiện trường) như thế nào để thông tin hiệu quả nhất?

- Chúng tôi luôn đánh giá rất cao sự dấn thân của phóng viên vào những điểm nóng và việc hỗ trợ họ có điều kiện làm việc tốt nhất để tác nghiệp. Ví dụ như với những phóng viên phải tiếp cận vùng có nguy cơ lây nhiễm, tòa soạn trang bị đồ bảo hộ ở mức cao nhất, ban hành quy định bằng văn bản với phương châm: “Thông tin cần nhanh, kịp thời, chính xác nhưng sức khỏe và tính mạng phóng viên vẫn là ưu tiên số 1”. 

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Về chuyên môn, tòa soạn luôn có một bộ phận hỗ trợ các phóng viên ở hiện trường. Ví dụ như đợt bão lũ xảy ra sạt lở ở Trà Leng - huyện Bắc Trà My, Quảng Ngãi, phóng viên của Lao Động sau khi có thông tin đã xuất phát từ Đà Nẵng lúc 3 giờ sáng. Khi tiếp cận hiện trường thì sóng 3G rất yếu, phóng viên không thể gửi bài thì tòa soạn luôn có bộ phận trực tiếp nhận thông tin qua điện thoại phóng viên để đưa thông tin sớm nhất. Hoặc tại một số điểm liên quan đến dịch Covid-19, phóng viên chuyển hình ảnh, clip qua zalo, viber hoặc qua công cụ messenger của Facebook còn bộ phận biên tập, thư ký tòa soạn sẽ thực hiện việc kỹ thuật như dựng, đọc off…Tất cả các khâu phối hợp nhịp nhàng, không để đứt gãy thông tin.

+ Với nghề báo, những sự kiện "nóng" như năm qua có thể coi là thử thách lớn... Tôi nghĩ đó còn là dịp để “đo” tinh thần làm việc tập thể của một tòa soạn hay còn đó là những thôi thúc khôn nguôi... mỗi khi nhắc đến?   

- Đối với chúng tôi, năm 2020 là một năm đặc biệt! Những sự kiện như dịch Covid-19, bão lũ ở miền Trung cũng gây ra những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tôi cho rằng từ những khó khăn ấy chúng tôi đã tìm ra cơ hội. Đó là cơ hội để thay đổi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn cách làm báo, cơ hội để mỗi phóng viên tìm ra thêm những điểm mạnh của mình để phát huy. Trong đó có những phóng viên trước nay chưa từng quay video, chưa từng đứng trước ống kính để dẫn hiện trường thì nay đã làm được. 

Có một câu chuyện mà chúng tôi vẫn thường ngồi kể lại với nhau. Ở Văn phòng miền Trung - Tây Nguyên của Báo Lao Động có một nữ phóng viên, người chồng của bạn ấy lại là bác sĩ. Khi Đà Nẵng phát hiện ca Covid-19 đầu tiên, người chồng thuộc tuyến đầu chống dịch. Hai vợ chồng mới cưới, cái cảm giác chia tay để chồng đi làm nhiệm vụ thật đặc biệt. Bạn phóng viên nữ viết những dòng trên trang facebook cá nhân: “Vợ ơi thơm 1 cái...

Sáng hôm đó, tôi vẫn chực người đánh thức dậy lúc 6h30, chỉ để “Vợ ơi, thơm 1 cái”. 

Thi thoảng, tôi vẫn đang trong cơn ngái ngủ, mắt nhắm tịt nhưng vẫn cảm nhận rõ cái má lạnh lạnh của lão áp vào mình, rồi vụt đi. 

Sáng hôm đó, tôi làu bàu về sọt quần áo chưa giặt, mấy cái ly nước trên bàn chưa dẹp. Lão gà gật hứa hẹn trưa về làm cho, rồi lại “vợ ơi, thơm 1 cái”. 

Ừ, thơm 1 cái rồi lại vụt đi. 

Trưa hôm đó, lão không về. Nhiều ngày nay rồi lão không về, mấy cái ly trên bàn em đã dẹp rồi, sọt quần áo cũng giặt rồi. 

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp tại điểm nóng dịch Covid-19.

Thật ra bây giờ căn phòng đó đóng cửa cả ngày. Không phải em bỏ nó bơ vơ mà vì em sợ khi ở đó 1 mình, em còn bơ vơ hơn nó. Đôi khi con người rất ngớ ngẩn, luôn tin 1 lời hứa như một trưa nào đó, anh về!”.

Đó là nỗi lòng của một người vợ chấp nhận sự hy sinh để chồng cùng những y bác sĩ khác đối mặt với Covid-19. Và Thuỳ Trang - tên nữ phóng viên ấy cũng đã trở thành một chiến sĩ xuất sắc của Báo Lao Động trên mặt trận thông tin chống lại dịch Covid-19 với những ghi chép, phóng sự thấm đẫm tình người, đọc ra nước mắt.

Dịch Covid-19 chúng tôi nhận ra thêm nhiều giá trị mà nổi bật lên giá trị về tình người, về sự đoàn kết, về sự tương tác hỗ trợ nhau trong công việc và gia đình. Qua những khó khăn, vất vả chúng tôi thấy mình trưởng thành dần lên.

+ Xin trân trọng cảm ơn anh !

Minh Vân (Thực hiện) 

Tin khác

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo