Tàu chiến Mỹ tiếp tục thực hiện sứ mệnh tự do hàng hải ở Biển Đông

Thứ năm, 18/02/2021 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Trung úy Joe Keiley, cho biết trong một tuyên bố, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke đã đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông hôm thứ Tư (17/2).

Hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông - Ảnh: AP

Hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông - Ảnh: AP

Bài liên quan

Đây là lần thứ ba một tàu hải quân mang cờ Mỹ tiến hành hoạt động ở Biển Đông có tranh chấp kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức và xác định Trung Quốc là đối thủ của Washington.

"Hoa Kỳ đề cao tự do hàng hải như một nguyên tắc. Miễn là một số quốc gia tiếp tục khẳng định các tuyên bố hàng hải không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982 và mục đích hạn chế trái pháp luật các quyền và tự do được đảm bảo tất cả các quốc gia, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền và tự do đó", Hải quân Mỹ cho biết.

Theo tuyên bố, các yêu sách hàng hải như vậy đe dọa nghiêm trọng đến quyền tự do của Biển Đông, đặc biệt là tự do hàng hải, hàng không, tự do thương mại và thương mại không bị cản trở.

Kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống, Mỹ đã tái khẳng định cam kết với các đồng minh ở khu vực châu Á, cam kết bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và đối đầu với Trung Quốc về nhiều vấn đề, bao gồm tự do hàng hải.

Sau cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó Tổng thống Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại với người đồng cấp vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, ông Biden tuyên bố hình thành một Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc do Lầu Năm Góc điều hành để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh.

Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc nhiều lần bác bỏ các cáo buộc về nhân quyền ở Tân Cương và cam kết mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc cho các đối thủ nước ngoài.

Đáng chú ý, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng khả năng tiếp cận thị trường đối với một số ngành dịch vụ và mở rộng nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao, theo bài phát biểu của ông tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc vào tháng 9 năm 2020.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain đi qua Biển Đông và eo biển Đài Loan ngày 4/2 - Ảnh: AP

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain đi qua Biển Đông và eo biển Đài Loan ngày 4/2 - Ảnh: AP

Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông tranh chấp

Trong những tuần qua, tàu chiến Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động ở Biển Đông đang tranh chấp. Vào ngày 4 tháng 2, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain đã đi qua một chuỗi đảo tranh chấp và đi qua eo biển Đài Loan.

Chưa đầy một tuần sau, các tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz của Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển.

Chính phủ Trung Quốc mô tả những động thái này là "thể hiện sức mạnh cơ bắp" mà không đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực. Đồng thời, Bắc Kinh tái khẳng định ý định canh giữ chủ quyền và an ninh quốc gia của mình ở vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông và đã xây dựng một số căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo trong khu vực, nhấn mạnh rằng cái gọi là đường phân giới “chín đoạn” của họ bao gồm khoảng 90% diện tích biển, trong khi các nước khác trong khu vực đã phản đối yêu sách của Trung Quốc và đã tìm cách giải quyết với Tòa án quốc tế.

Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Mỹ coi Biển Đông là một tuyến đường quốc tế và thách thức Bắc Kinh bằng các cuộc tuần tra và tập trận của tàu chiến Mỹ và đồng minh trong cái gọi là các cuộc tập trận tự do hàng hải.

Các hoạt động của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền Trump. 

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h