(CLO) Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thế giới đã gặp phải khủng hoảng kép y tế và kinh tế nghiêm trọng chưa từng có. Tại Việt Nam, đợt dịch bùng phát thứ 4, diễn ra trong quý II/2021 cũng đã để lại một số hậu quả nghiêm trọng.
Những rào cản tăng trưởng kinh tế trong năm 2022
Tại Hội thảo Đại dịch COVID-19: Kinh tế Việt Nam và đối sách diễn ra vào sáng 29/11, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đánh giá, có thể coi năm 2020, Việt Nam nằm trong số ít “ngôi sao” trong một thế giới suy thoái nặng nề. Tuy nhiên, năm 2021, tình thế đảo chiều, Việt Nam lại nằm ở dưới mức trung bình của thế giới.
“Nguyên nhân vì sao đảo chiều thì có rất nhiều. Tôi cho rằng, Việt Nam chống dịch khá thành công đến tháng 3/2021, song khi bước vào đợt bùng phát thứ 4, quá trình giãn cách xã hội kéo dài, phong tỏa thực hiện ngặt nghèo, thiếu nhất quán giữa các địa phương đã gây ra rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế”, TS Võ Trí Thành nói.
Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục kinh tế, như các chính sách tài khóa giảm thuế, miễn một số loại phí, hoặc chính sách tiền tệ, giảm lãi suất. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa ra các gói hỗ trợ an sinh xã hội.
Thế nhưng, TS Võ Trí Thành đánh giá, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ có quy mô khá nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới. Liều lượng chi ngân sách thấp; dựa nhiều vào chính sách tiền tệ.
“Nhìn chung, mặc dù năm 2021 có cải thiện đôi chút trong việc thực thi thiếu quyết liệt các chính sách của Chính phủ, tuy nhiên tỷ lệ tiếp cận được của người thụ hường khá thấp”, ông Thành thẳng thắn chia sẻ.
Trước những thách thức trong việc phục hồi kinh tế, ông Thành nhận định: Hiện có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Thứ nhất, về câu chuyện dịch bệnh Covid-19, hiện chưa có dự báo nào nhận định được dịch sẽ đi tới đâu, hiện chỉ mong chờ vào vaccine, hay sự “đột biến hỏng” của Covid như tại Nhật Bản.
“Còn tại Việt Nam, chúng ta đã thay đổi chiến lược chống dịch, theo đó xác định thích ứng với dịch và chung sống an toàn với dịch”, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Thứ hai là đà phục hồi kinh tế, cho đến nay, các dự báo tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia nhưng đà phục hồi khá rõ ràng.
Theo đó, các thị trường mạnh về đầu tư, lớn về thị trường là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi, TS Võ Trí Thành nhận định đây là dấu hiệu lạc quan.
Tuy nhiên, bởi sự phục hồi không đồng đều và rủi ro quá lớn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chỉ rõ những rủi ro gồm dịch bệnh; sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ khiến các gói lãi suất, ưu đãi giảm… khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn. Bên cạnh đó là rủi ro tài chính như sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản và rủi ro nợ của thế giới lớn hơn bao giờ hết.
Ông Thành cũng cho rằng có tin tốt là các ngân hàng trung ương cũng như hệ thống ngân hàng thương mại cũng đã có kinh nghiệm xử lý nợ xấu tốt hơn giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008.
Nói về yếu tố thứ ba là các gói hỗ trợ chưa có tiền lệ về quy mô, cách thức, đối tượng, trao quyền…, ông Thành cho rằng, sự hỗ trợ là cần thiết mà tất cả các quốc gia đều cần áp dụng.
“Nhưng rủi ro là cũng chưa có tiền lệ. Do đó mà có nhiều điều chưa phù hợp ngay trong thiết kế và thực thi chính sách ví dụ những gói hỗ trợ ban đầu có quy mô quá nhỏ và thực thi thiếu hiệu quả, khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là trách nhiệm của công chức trong thiết kế và thực thi chính sách chưa phù hợp”, TS Võ Trí Thành phân tích.
Thứ tư, với xu thế thế giới, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết ví dụ tại APEC, các dự báo gần đây đều nhấn mạnh gắn phục hồi với xu thế mới là phục hồi xanh, phục hồi số và chuyển đổi số.
“Đây là 2 điểm mấu chốt thực hiện phát triển bền vững bao trùm sáng tạo. tại Việt Nam cũng đã có nhiều quyết định ủng hộ cũng như đưa ra kế hoạch thực hiện các xu thế này”, TS Võ Trí Thành cho biết.
Doanh nghiệp cần làm gì để vượt dịch
Trước những khó khăn trên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, doanh nghiệp dù kinh doanh gì không được quên quản trị rủi ro - bắt nhịp đà phục hồi - bắt nhịp xu hướng mới.
Phân tích rõ hơn về điều này, ông Thành nói: Doanh nghiệp cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết. Đồng thời chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh tế số, chuyển đổi sản phẩm sang các mặt hàng cần thiết, thiết yếu. Đặc biệt phải có “phòng tác chiến” xử lý nhanh.
“Tôi cho rằng, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh liên kết đối tác, bằng cách cho đối tác trả chậm; chia sẻ đơn hàng; hàng đổi hàng.... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tận dụng cs hỗ trợ nhà nước tiếp cận các gói hỗ trợ + đầu tư phát triển hạ tầng”, ông Thành nói.
Về xu hướng đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích nhìn lại xu hướng trong vòng 5-7 năm lại đây trên thế giới, dù lĩnh vực đầu tư nào cũng gắn với ba từ “xanh – thông minh – nhân văn/văn hoá “ đây là xu thế, là sân chơi, cách kiếm tiền, lợi nhuận và ý thức cần được chú trọng.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Tổng Giám đốc JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, cảnh báo chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, với các cuộc chiến đang diễn ra và hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân ngày càng chặt chẽ.
(CLO) Mỹ trừng phạt Gazprombank và nhiều ngân hàng Nga, nhưng vẫn cho phép công dân thực hiện giao dịch với phái bộ ngoại giao Nga, duy trì sự linh hoạt trong chính sách.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.