Thái Lan tổ chức biểu tình trực tuyến trên Zoom
(CLO) Khoảng 300 người Thái Lan và người nước ngoài ở Thái Lan và các nơi khác đã tham gia một cuộc biểu tình trực tuyến chống phân biệt chủng tộc vào Chủ nhật, trên nền tảng họp trực tuyến Zoom.

Nhiều người Thái Lan đã tham gia biểu tình phong trào 'Black Lives Matter' trên nền tảng họp trực tuyến Zoom - Ảnh: Reuters
Do các lệnh hạn chế bởi đại dịch Covid-19, những người biểu tình với các thông điệp “Tôi không thể thở”, "Quyền được sống của người da đen" trên tay và các bảng hiệu được tập hợp, thể hiện thông qua phần mềm họp trực tuyến Zoom, để góp thêm tiếng nói của họ vào lời kêu gọi công lý toàn cầu cho người Mỹ da đen George Floyd, người chết trong tay cảnh sát Hoa Kỳ tại thành phố Minneapolis vào ngày 25/5.
“Tôi đã từng sống ở ba châu lục. Tôi có những người bạn thân nhất đến từ cộng đồng châu Phi, cũng là người Mỹ da đen và ... bạn thấy sự tương phản rõ rệt trong cách đối xử của họ”, Natalie Bin Narkprasert, 28 tuổi, một trong những người tổ chức sự kiện cho biết.
“Mọi người đều có hy vọng, mọi người đều có ước mơ, ai cũng chảy máu đỏ, bạn biết đấy”, cô ấy nói.
“Thật sự điên rồ, bởi họ còn làm điều này vào năm 2020, khi mà vào năm 1963, Martin Luther King thực hiện bài phát biểu tự do của mình”.
Cả nhóm phản đối cũng dành 8 phút và 46 giây im lặng - khoảng thời gian Floyd được quay phim được ghim dưới đầu gối của sĩ quan da trắng - để biết “cảm giác của anh ấy như thế nào”, Natalie nói thêm.
Một số người nói rằng, tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở châu Á, mặc dù nó có thể tinh tế hơn, và họ hy vọng sẽ thay đổi dần dần.
Cái chết của Floyd đã gây ra các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc lớn nhất nước Mỹ trong nhiều thập kỷ và làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn thế giới.
Cho đến lúc này, 50 bang trên toàn nước Mỹ đã ghi nhận có diễn ra các cuộc biểu tình, trong khi đó rất nhiều nước trên thế giới, từ châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh đến châu Đại dương cũng đã chứng kiến các cuộc tuần hành hòa bình để ủng hộ George Floyd và kêu gọi chống phân biệt chủng tộc.