Thái Nguyên: Thành phố sôi động và hiền hòa!

Thứ sáu, 21/08/2020 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Anh Nguyễn Hòa là nhà báo gạo cội, kể cả thâm niên và tác phẩm. Tôi mời về Thái Nguyên quê tôi chơi. Anh nhận xét thế này: "Mình thấy Thái Nguyên có khá nhiều thay đổi, nhất là diện mạo. Có điều, trong cái vẻ sôi động của một thành phố công nghiệp vẫn thấy rất đỗi hiền hòa!".

Tôi tâm đắc nhận xét ấy và đọc cho anh nghe mấy câu thơ: "Thành phố không phải nơi tôi sinh ra/Với mầu áo công nhân tôi neo lòng ở lại/Sông Cầu hiền như cô gái/Ôm Thái Nguyên trong vòng tay sông"… 75 mùa thu qua, đã có bao người, bao thế hệ neo lòng ở lại đây: Bộ đội ở lại lập nghiệp sau năm 1954; Những người lên đây xây dựng Gang thép những năm 60, 70 và không ít người ở lại sau khi được đào tạo từ trung tâm đào tạo lớn thứ 3 cả nước này! Và, không ai nỡ làm xao động cái vẻ hiền hòa của đô thị trung du ấy. Đó là phẩm chất riêng có, rất Thái Nguyên!

Thành phố Thái Nguyên mùa thu 2020.

Thành phố Thái Nguyên mùa thu 2020.

Kẻ chợ một thời xa vắng và cả ngay hôm nay. Thành phố mùa thu cách mạng này đã 58 tuổi. Còn tới ngày 1/9/2020 này, thành phố tròn 10 năm là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh.

…Kể đến ngày 4/11/1831, vua Minh Mạng ban chiếu thành lập tỉnh Thái Nguyên và lấy vùng đất này làm thủ phủ, cũng đã 189 năm. Vùng đất có thế tựa lưng vào vùng rừng núi đại ngàn phía Bắc, mặt nhìn về đồng bằng, lại được bao bọc bởi sông Cầu và sông Công, năm tháng bồi đắp phù sa, tạo nên thế đắc địa thiên phú. Lại nữa, ở cái thế gạch nối, Thành phố Thái Nguyên mang trong lòng cả nền văn hóa xuôi, ngược, hội tụ và gắn kết. Giữa thế kỷ XVIII, khi ấy Thái Nguyên chưa là tỉnh, triều đình thôi bổ Ngô Thì Sỹ về đây giữ chức Đốc Đồng, thấy cảnh đẹp nơi bến tuần Đồng Mỗ mà xướng rằng: Một dải non xanh trông xuống làn nước biếc/Chốn biên thành hiếm có cảnh đẹp này/Cửa hiệu buôn, phố người ở, nhà cái cao cái thấp/Sở thuế tuần, thuyền khách buôn ở trên, dưới bến sông… Sử cũ nói rằng, bề dày thì cả nghìn năm nhưng chính danh thủ phủ thì phải đến năm Gia Long thứ 12 (1813) mới được chuyển từ Thiên Phúc (Sóc Sơn - Hà Nội) lên khu vực Đồng Mỗ (Túc Duyên, Trưng Vương) bây giờ, đó chính là dấu mốc phát triển đô thị cho cả tỉnh Thái Nguyên. Lưu ý rằng, Sách Đại Nam nhất thống chí cũng đã ghi: Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thủy bộ giao thông đều thuận tiện, chu vi tỉnh thành dài 545 trượng, cao 9 thước, mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng sâu 5 thước, từ năm Tự Đức thứ 2, Thành Thái Nguyên được xây bằng gạch…

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng ra đời, kể từ ngày 20/8/1945, nơi đây trở thành đơn vị hành chính trung tâm của Thái Nguyên. Sử chép lại: Chiều 20/8/1945 tại sân vận động tỉnh lỵ, tư lệnh Võ Nguyên Giáp chủ trì cuộc mít tinh xóa bỏ chính quyền Nhật, Pháp, thành lập chính quyền cách mạng Thái Nguyên… Từ năm 1956 đến năm1976, nơi đây còn là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc, cũng như từ năm 1965-1997 là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Thái. Diện tích thành phố được mở rộng trên 100 cây số vuông và có ngót nửa triệu dân sinh sống. Từ năm 1959, với việc xây dựng Khu công nghiệp Gang thép và hàng loạt các trường đại học, cao đẳng…Thái Nguyên trở nên nhộn nhịp, ngày 19/10/1962,với quyết định số 114 của Chính phủ, Thái Nguyên trở thành thành phố loại 3, bốn mươi năm sau (2002) trở thành đô thị loại 2; và đến tháng 9/2020, thành phố có 10 năm xây dựng đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Các thế hệ lãnh đạo và nhân dân thành phố đã nỗ lực rất lớn để có một đô thị tươi đẹp, niềm tự hào của một vùng chiến khu xưa.

10 năm, thời gian dường như chưa thấm tháp gì để làm thay đổi căn bản một thành phố được thành lập sau hòa bình. Phố xá, nhà cửa còn chật trội, đơn điệu, hình như còn thiếu vắng một tầm nhìn về quy hoạch, kiến trúc. Lượng xe cộ tăng nhanh trong khi đường chưa kịp mở rộng, cơi nới. Nhà hàng ăn uống thì nhiều, trong khi đó cơ sở sản xuất gia tăng còn chậm. Không có hoặc là chưa có công viên cây xanh và hồ sinh thái, những công trình phúc lợi ấy là rất cần thiết cho môi trường sống của một thành phố đông dân... 10 năm qua, thành phố cũng đã làm được việc rất quý là cân chỉnh địa giới hành chính, gia tăng xây dựng bên tả ngạn để mai sau có một thành phố hai bên bờ sông Cầu như bất cứ thành phố nào trên trái đất đều như thế… Một vùng đất phía Tây Thành phố gắn liền với tên tuổi chè Tân Cương, thậm chí là tên gọi mỹ miều cho cả tỉnh – “Đệ nhất danh trà” đang được tính toán để đầu tư khai thác một cách đúng mức, đúng pháp luật trong đó lợi ích doanh nghiệp đầu tư, giới kinh doanh bất động sản, nhà nước và nhân dân hài hòa…

Đại hội lần thứ XXVIII của Đảng bộ TP. Thái Nguyên với khẩu hiệu: "Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, phát triển” vừa kết thúc thành công. Những con số của tương lai nghe rạo rực: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất bình quân 15%/năm. Thu ngân sách tăng 10%. Giá trị sản xuất 180 triệu mỗi ha gieo trồng, riêng chè là 1 tỷ/ha/năm… Những chỉ tiêu về an sinh xã hội, về xây dựng đô thị, về xây dựng Đảng… cũng đều rất ấn tượng, nói lên rằng: Thành phố chiến khu, thành phố ra đời từ cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, nhịp sống sôi động nhưng rất đỗi hiền hòa.

                                                                    Hữu Minh

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống