Thăm cơ sở sản xuất ra hàng triệu con 'chuồn chuồn tre' tại Hà Thành

Thứ sáu, 28/10/2022 07:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ sở sản xuất Liên Xoan, Thạch Xá, huyện Thạch Thất, nổi tiếng là nơi tạo ra hàng triệu con “chuồn chuồn tre” độc đáo. Mọi sản phẩm do nơi đây sản xuất ra đã trở thành món đồ chơi dân dã được nhiều người thích thú không kém gì những món đồ chơi hiện đại hấp dẫn.

Sản xuất "chuồn chuồn tre" không phải nghề truyền thống ở xã Thạch Xá

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng là nơi tạo ra hàng triệu sản phẩm chuồn chuồn tre dân gian. Tuy nhiên, nơi đây không phải làng nghề truyền thống nhưng theo tìm hiểu thì chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất chuồn chuồn tre Liên Xoan. Đây là nơi tạo ra rất nhiều sản phẩm chuồn chuồn tre với đủ loại hình thù ấn tượng, khơi gợi lại nhiều ký ức về tuổi thơ...

Có mặt tại cơ sở sản xuất Liên Xoan, chúng tôi chứng kiến hình ảnh ông bà Liên Xoan đang cặm cụi, tỉ mỉ trên từng sản phẩm "chuồn chuồn tre". Ông bà Liên Xoan là một trong số ít người xã Thạch Xá còn giữ lửa đam mê với nghề sản xuất chuồn chuồn tre. Dù chỉ là sản phẩm được sản xuất thủ công, kích thước nhỏ bé, không phải sản phẩm của nghề truyền thống nhưng mọi sản phẩm chuồn chuồn che do ông bà Liên Xoan tạo ra vẫn luôn được mọi người đón nhận, yêu mến.

tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 1

Bà Nguyễn Thị Xoan đang vẽ họa tiết trên từng sản phẩm chuồn chuồn tre - Ảnh: Đình Trung

tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 2

Bàn tay nghệ thuật của bà Xoan đang vẽ những chi tiết nhỏ trên sản phẩm chuồn chuồn tre - Ảnh: Đình Trung

Trò chuyện với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, bà Xoan chia sẻ về công đoạn để tạo lên một sản phẩm: "Mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre khi hoàn thiện đều phải trải qua 20 công đoạn khác nhau. Đầu tiên là công đoạn chọn tre (tre thường là tre măng đắng) sau khi mua về thì phải dóc hết lớp vỏ xanh và phơi khô trong vài ngày. Sau đó mới đến công đoạn đục tre để tạo thân, tạo cánh của con chuồn chuồn tre.

Sau khi xong công đoạn tạo thân, tạo cánh thì tới công đoạn uốn đầu chuồn chuồn. Công đoạn này bắt buộc phải dùng sức nóng của lửa bằng cách dùng thanh sắt hơ đỏ rồi uốn cong rồi sau đó để nguội. Tiếp theo là công đoạn khoan lỗ hai bên thân chuồn chuồn để gắn cánh, sau công đoạn đó thì đến khâu vẽ họa tiết và sơn màu lên từng sản phẩm chuồn chuồn...".

tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 3

Nhiều mẫu chuồn chuồn tre sau khi hoàn thiện được trưng bày tại cơ sở sản xuất Liên Xoan - Ảnh: Đình Trung

Theo bà Xoan, mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre nếu làm cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết thì mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Đặc biệt, mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre được tạo ra thì bắt buộc người thợ phải làm sao để nó cân bằng ở mọi nơi. Để thăng bằng, các bộ phận cấu thành như: thân, cánh, mình... phải được làm một cách tỉ mỉ, theo tỉ lệ nhất định. Bà Xoan cũng cho hay: "Hiện gia đình tôi chủ yếu là làm đại trà nên hầu hết làm một lượt được nhiều sản phẩm rồi đến các công đoạn khác nhau và sau đó hoàn thiện sản phẩm đó". 

Bà Xoan cho biết, một con chuồn chuồn che được bán ra thị trường phải đảm bảo về họa tiết và chất lượng trên từng sản phẩm. Đặc biệt, theo chia sẻ của bà Xoan thì những họa tiết vẽ trên thân mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre đều được bà vẽ theo cảm hứng từ thôn quê, đồng lúa, sông, ngòi... Ngoài ra, để sinh động hơn thì mỗi người thợ đều có thể tự học hỏi, tham khảo thêm một vài mẫu mã khác qua mạng xã hội để tạo ra sự khác biệt trên từng sản phẩm. 

Video ghi nhận tại cơ sở sản xuất Liên Xoan

X

Ở hiện tại, xã Thạch Xá chỉ còn vỏn vẹn vài hộ gia đình còn làm nghề sản xuất chuồn chuồn tre. Cách đây gần 20 năm trước thì nghề làm chuồn chuồn tre cực kỳ hưng thịnh khi chiếm tới 70% hộ gia đình tại xã này làm vì độc đáo, không khó làm và giúp họ kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, những năm trở lại đây do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, tiến bộ về khoa học công nghệ cùng sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, nên hầu hết người dân tại xã Thạch Xá đều bỏ nghề thủ công này để làm nghề khác kiếm thu nhập cao hơn. 

"Mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre khi thành phẩm được bán với giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/sản phẩm. Mỗi người thợ cũng chỉ lãi vãi đồng ít ỏi trong khi làm nghề thủ công rất tốn sức và tốn thời gian", bà Xoan tâm sự. 

Mang sản phẩm 'chuồn chuồn tre' ra quốc tế 

Dù hiện tại xã Thạch Xá chỉ còn lác đác vài hộ gia đình làm nghề sản xuất chuồn chuồn tre thủ công, trong đó cơ sở sản xuất Liên Xoan vẫn là nơi có nhiều đơn đặt hàng nhất, nhưng theo bà Xoan: "Hiện tại gia đình tôi nhận hàng chục đơn từ khách hàng trong nước và quốc tế, như tôi đang làm là đơn hàng hơn 500 con chuồn chuồn tre cho một chủ cửa hàng người Trung Quốc. Đa số họ mua về để kinh doanh, trang trí và trưng bày". 

Ngoài đơn đặt hàng trên, trước đó cơ sở sản xuất Liên Xoan từng nhận làm những đơn hàng với hàng ngàn, hàng vạn con chuồn chuồn... và sau đó được phân phối đến nhiều nước trên thế giới như Italia, Trung Quốc, Nhật Bản... Bà Xoan tâm đắc: "Dù sản chuồn chuồn tre có giá thành theo từng sản phẩm, song do bền bỉ nên nhà tôi cũng nhận được những hợp đồng lớn nên cũng đủ kinh tế để trang trải cuộc sống".

Trò chuyện với chúng tôi, ông Liên (chồng bà Xoan) bên cạnh đang tay cán tay dùi gõ từng thanh tre để tạo ra những chiếc cánh chuồn chuồn nhỏ đẹp. Ông Liên tươi cười nói: "Dịp này nhà tôi có nhiều đơn hàng lớn với số lượng nên tới hàng trăm hàng nghìn con, hai vợ chồng tôi làm không kịp thời điểm giao hàng nên thuê thêm 1 đến 2 người ngoài làm công công ăn lương theo từng sản phẩm".

tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 4

Ông Đỗ Văn Liên đang cặm cụi, tỉ mỉ trên từng thanh tre - nguyên liệu chính tạo ra một sản phẩm chuồn chuồn tre - Ảnh: Đình Trung

Chị Chu Thị Hoa, người dân thôn 8, xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội nhận làm công sản phẩm chuồn chuồn tre tại cơ sở Liên Xoan cho biết: "Công việc chính của tôi là bán tạp hóa nhưng rảnh rỗi tôi vẫn nhận thêm việc vót thân chuồn chuồn tre cho nhà cô chú Liên Xoan để kiếm thêm thu nhập". Chị Hoa bộc bạch: "Dù thu nhập chẳng là bao nhưng khi làm tôi cảm thấy khá thú vị và đem lại niềm vui trong cuộc sống". 

Dù vậy, đối với vợ chồng chủ cơ sở sản xuất Liên Xoan thì mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre đều là đứa con tinh thần, niềm vui và công việc chính đem lại nguồn sống của họ. Với hơn 20 năm làm nghề, bà Xoan cho biết: "Tôi và ông Liên cứ làm và giữ nghề vì nhờ nghề này mà gia đình tôi mới có tiền trang trải cuộc sống hàng ngày, nuôi các con ăn học nên người.

Đặc biệt, khoảng thời gian khó khăn nhất là dịch COVID-19, dù không có nhiều đơn đặt hàng nhưng gia đình tôi vẫn làm vì không làm thành nhớ. Sau khi dịch bệnh ổn định và cuộc sống trở lại bình thường thì các sản phẩm tồn kho đều được bán hết. Thậm chí có những thời điểm làm không kịp bán...".

Do đó, trong những năm gần đây nghề sản xuất chuồn chuồn tre ở xã Thạch Xá được nhiều người trong nước và quốc tế biết và đón nhận nhiệt thành. Đây là tin vui với những hộ gia đình vẫn còn làm nghề này, đặc biệt là cơ sở sản xuất Liên Xoan vẫn đang sản sinh ra hàng trăm hàng nghìn con chuồn chuồn tre mỗi ngày trong bối cảnh nghề thủ công này đang dần bị mai một. 

Một số sản phẩm chuồn chuồn tre tại cơ sở sản xuất Liên Xoan

tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 5
tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 6
tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 7
tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 8
tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 9
tham co so san xuat ra hang trieu con chuon chuon tre tai ha thanh hinh 10

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa