Tham vọng kinh tế xanh của Trung Quốc bị đe dọa bởi nhiệt điện than

Thứ ba, 02/06/2020 16:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không nước nào tập trung nhiều nhà máy nhiệt điện than bằng Trung Quốc. Tham vọng phát triển kinh tế xanh của quốc gia đông dân nhất thế giới này đang bị đe dọa bởi hàng loạt nhà máy nhiệt điện than mới xuất hiện.

Thừa điện nhưng vẫn xây thêm nhà máy nhiệt điện than

Trung Quốc là nơi tập trung nhiều nhà máy điện nhiệt than nhất thế giới. Ảnh: WEPP

Trung Quốc là nơi tập trung nhiều nhà máy điện nhiệt than nhất thế giới. Ảnh: WEPP

Một nửa số nhà máy nhiệt điện than trên thế giới tập trung tại Trung Quốc. Nhiệt điện than chính là loại nhà máy phát điện gây ô nhiễm nhất hiện nay.

Tại sao Trung Quốc lại xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than khi chính bản thân họ đang phải cố gắng hết sức để bán được điện?

Thị phần của các nhà máy nhiệt điện than tại Trung Quốc đang bị thu hẹp khi các nhà máy điện hạt nhân và năng lượng tái tạo đang dần góp phần đưa chúng ra khỏi mạng lưới điện quốc gia.

Nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc và chính quyền địa phương vẫn quan tâm đến các nhà máy nhiệt điện than.

Năm ngoái, công suất phát điện từ đốt than ở Trung Quốc được mở rộng thêm 37 Gigawatt (GW), nhiều hơn so với số lượng mà các nhà máy nhiệt điện than đã tăng lên trên toàn cầu.

Trung Quốc đã và đang nới lỏng 'vòng kim cô' trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than như vậy. 

Tác hại khôn lường của việc nới lỏng "vòng kim cô"

Tham vong kinh tế xanh của Trung Quốc bị đe dọa bởi hàng loạt nhà máy điện nhiệt than mới. Ảnh: Getty

Tham vong kinh tế xanh của Trung Quốc bị đe dọa bởi hàng loạt nhà máy điện nhiệt than mới. Ảnh: Getty

Công việc tại nhiều nhà máy nhiệt điện than mới đã bắt đầu ngay sau khi chính quyền trung ương cho phép các quan chức địa phương có quyền tự do phê duyệt các công trình xây dựng vào cuối năm 2014.

Mục đích của việc trao quyền này là để cắt giảm các thủ tục rườm rà, chứ không phải là để gia tăng việc đốt thêm than.

Việc trao quyền tự do trong cấp phép xây dựng đã dẫn đến một 'cơn bão' cấp giấy phép mới.

Trong vòng một năm, chính quyền các tỉnh tại Trung Quốc đã phê duyệt nhiều nhà máy mới để mở rộng công suất phát điện chạy bằng than của Trung Quốc thêm 25% nữa.

Thực chất, Trung Quốc không cần thêm nhiều điện nữa. Nền kinh tế đang phát triển ít tốn năng lượng hơn vì nó ít phụ thuộc vào việc sản xuất và xây dựng hơn.

Các nhà máy nhiệt điện than gần đây có thể phải bán ít hơn một nửa số điện mà họ có thể sản xuất, giảm xuống từ 60% so với một thập kỷ trước.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại cho rằng bất cứ dự án xây dựng lớn nào cũng là tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng.

Năm 2016, nhận ra sai lầm đó, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu thu hồi lại thẩm quyền mà đã trao cho chính quyền các tỉnh.

Tuy nhiên, điều khiến chính quyền Bắc Kinh lo lắng là các dự án tạm dừng sẽ đe dọa các nền kinh tế địa phương, vì vậy chính quyền trung ương đã cho phép nhiều dự án nhiệt điện than trong số đó chọn cách tiếp tục tiến hành.

Chẳng mấy chốc, chính quyền đã bắt đầu nới lỏng sự kìm hãm trong việc chấp thuận các nhà máy nhiệt điện than mới.

Tham vọng "kinh tế xanh" khó thành hiện thực

Tham vọng

Tham vọng "kinh tế xanh" khó thành hiện thực. Ảnh: Getty

Một tổ chức phi chính phủ mang tên Global Energy Monitor đặt tại San Francisco, Mỹ cho hay vào tháng 1/2020, công suất điện than của Trung Quốc được phép hoặc đang được xây dựng đã lên tới 135 GW, tương đương với khoảng một nửa tổng công suất điện than ở Mỹ.

Các nhà máy điện mới sẽ không được đưa vào sử dụng hoàn toàn. Chúng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ năng lượng tái tạo.

Năng lực sản xuất của Trung Quốc cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Hiện chính phủ Trung Quốc đặt ra các hạn mức rủi ro trên sản lượng điện từ nhiệt than nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng không khí.

Thay vì tăng tổng lượng điện tạo được từ than, các nhà máy mới hiện chỉ có thể tranh giành thời gian hoạt động với các nhà máy hiện có. Đó sẽ là một vấn đề đối với bảng cân đối kế toán của các công ty điện lực. Nhưng thế giới cũng có thể chịu thiệt hại.

Mục tiêu giảm lượng khí thải carbon của Trung Quốc vẫn còn rất thấp. Việc nền kinh tế Trung Quốc phải chịu một cú giáng do dịch Covid-19 gây ra sẽ ngăn cản họ đưa ra những cam kết mới có thể kiềm chế những tác hại nhiệt than ảnh hưởng tới môi trường.

Hàng loạt các nhà máy điện trong tình trạng nợ nần và không được sử dụng có thể làm giảm quyết tâm cắt giảm khí thải của Trung Quốc.

Bằng cách xây dựng thật nhiều nhà máy nhiệt điện than mới, Trung Quốc đã lãng phí tiền vốn có thể được sử dụng cho các hoạt động thân thiện với môi trường hơn, đáng lễ  nhận nhiều lợi ích hơn so với việc cố gắng trì hoãn quá trình chuyển đổi năng lượng.

Lauri Myllyvirta thuộc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch có trụ sở tại Helsinki lưu ý rằng các công ty lớn thuộc sở hữu của Trung Quốc đang vận hành các nhà máy nhiệt điện than cũng đang được chính phủ Trung Quốc trông vào để sản xuất nhiều năng lượng tái tạo.

Nhưng có một điều gần như chắc chắn là, họ sẽ không đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy điện thải ra khí carbon mà dự định sẽ tiếp tục hoạt động tiếp trong ít nhất ba thập kỷ tới.

Mai Bùi

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế