(NB&CL) Qua Đông rét mướt là Xuân ấm. Qua dông bão thiên tai trời lại sáng, gió lại hiền cho vạn vật hồi sinh. Dịch bệnh, sau "cao trào" khiến nhân loại ngửa nghiêng sẽ phải đến lúc "thoái trào": biến mất hoặc chí ít cũng "hiền" đi nếu chưa chán việc đồng hành với loài người.
Niềm hy vọng ấy đang âm thầm đơm hoa kết trái trên cội mai già.
Nhà trồng một cội mai kiểng. Năm nào tôi cũng canh đầu tháng Chạp ta đi lặt (tuốt) lá. Lúc ấy, lá mai thường ngả vàng, xơ xác; nhưng lấp ló bên trong là vô số nụ xám xanh đang “phục” sẵn, chực chờ đón nắng xuân để bung hoa. Năm rồi tôi vẫn chăm cây tử tế; nhưng kỳ thay, sắp Tết đến nơi mà cây mai cứ ra toàn lá, vạch xem không có một nụ nào. Ông anh “chuyên gia cây cảnh” tới chơi, dòm kỹ cây mai, lắc đầu, phang một câu thẳng đuột: xong; mất Tết…
Tôi nghe, buồn rũ.
Tết năm ấy chính thức bùng dịch. Con gái tôi lấy chồng Sài Gòn vợ chồng không về quê được do khu chung cư nó sống xuất hiện F0 phải nhập viện. Cặp vé máy bay Tết tốn gần 5 triệu bạc bị hủy oan ức. Còn nữa, thằng cháu cưng xuất khẩu lao động sang Nhật dự định về chơi cũng đành phải trả vé, tiếp tục ăn Tết tha hương. Đang dịch, khách nước ngoài về Việt Nam đều phải 15 ngày cách ly tập trung. Hết cách ly vừa hết phép, còn Tết nhất gì???
Cháu con buồn, ba mẹ buồn, anh em buồn khi cái hẹn trùng phùng tại quê nhà ngày Tết sau một năm dài vất vả mưu sinh đã không cánh mà bay. Chưa hết; phận làm mẹ làm cha còn phải “ăn Tết” trong tâm trạng phập phồng: không biết mấy đứa con “F1” của mình liệu có bị chuyển dương tính hay không? Cội mai đứng trước sân cũng rũ buồn. Đúng lời ông anh phán, không riêng người, mai cũng không có Tết…
Năm nay, ngoảnh lại ngoảnh đi cũng đã lại vào tháng Chạp. Một năm “giông to bão lớn” vì dịch giã cho cả cộng đồng: kinh tế xuống dốc; an sinh xã hội bất ổn; chưa kể những mất mát đau thương không ít gia đình phải hứng chịu vì COVID. Gia đình tôi - không may mắn hơn đồng bào, đồng loại - cũng đã có người thân mãi mãi ra đi. Người đi đành phận; nhưng người ở vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình.
Đất nước, sau những tháng ngày thực hiện giãn cách, giờ đang từng bước mở cửa, thiết lập trạng thái “bình thường mới” để phục hồi kinh tế. May mắn, sau khủng hoảng ban đầu chúng ta đã kịp thời “phủ sóng vaccine” đại bộ phận cộng đồng để có thể sống chung với dịch mà không phải chịu quá nhiều tổn thất như giai đoạn qua. Vậy nhưng, nói “không quá nhiều” hoàn toàn không có nghĩa “không tổn thất”. Năm nay chắc các con tôi, các cháu tôi lại thêm lần nữa không về, tiếp tục dời cái hẹn đoàn viên tới… Tết sang năm!
Cũng đành thôi. Dịch bệnh vừa mới qua đỉnh hiểm nguy chứ chưa phải đã thật sự an toàn để con người có thể chủ quan lơ là, tự do đi lại. Tết này không gặp được còn Tết khác nhưng sinh mạng mỗi người chỉ có một. Cần an trước đã rồi mới nói chuyện vui. Tháng Chạp, con gái gọi điện xin lỗi: chắc Tết năm nay tụi con không về được nữa ba ơi… Tôi cố nén buồn, trấn an: không sao đâu con, đành vậy thôi. Ráng cho tình hình thật sự ổn rồi tính sau. Mà tụi con cứ vui lên. Ba tin, mọi chuyện sáng sủa hơn rồi…
Nói cứng vậy để động viên con; kỳ thực tôi cũng đang… hoang mang: không biết sang năm này mọi chuyện thực sự “sáng sủa hơn” chưa?? Đêm nằm thao thức nghĩ đủ chuyện linh tinh. Sáng, trời hửng nắng dạo ra sân, ghé mắt dòm cội mai mấy tháng bỏ quên không ngó ngàng vì dịch bệnh.
Ô kìa! dưới tán lá xác xơ nhuốm vàng úa cuối Đông – không biết tự khi nào - lấp ló chìa ra vô vàn những nụ mai xanh xám! Hốt nhiên tôi tin cảm nhận của mình về một năm mới “sáng sủa hơn” không phải hoàn toàn vô duyên cớ. Cuộc đời luôn đi theo cái luật vần xoay; hết suy ắt phải thịnh. Qua Đông rét mướt là Xuân ấm. Qua dông bão thiên tai trời lại sáng, gió lại hiền cho vạn vật hồi sinh. Dịch bệnh, sau “cao trào” khiến nhân loại ngửa nghiêng sẽ phải đến lúc “thoái trào”: biến mất hoặc chí ít cũng “hiền” đi nếu chưa chán việc đồng hành với loài người. Niềm hy vọng ấy đang âm thầm đơm hoa kết trái trên cội mai già.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.