Thanh Hóa: Phát triển ngành du lịch cộng đồng

Thứ năm, 14/05/2020 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh. Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa di tích lịch sử đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Du lịch Pù-luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa mùa lúa chín.

Du lịch Pù-luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa mùa lúa chín.

Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên

Thanh Hóa có tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú, có nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Miền núi Thanh Hóa là vùng cư trú của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao mang bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc, tạo nên sự đa sắc về đời sống văn hóa, xã hội đều toát lên những nét văn hóa độc đáo, riêng có.

Nhắc đến du lịch cộng đồng tại Thanh Hóa, du khách có thể nhớ ngay đến các khu du lịch như: Pù-luông (Bá Thước), Thác Hươu (Bá Thước), Bến En (Như Thanh), thác Ma Hao (Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), Thác Mơ, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Thác Mây, Thác Voi (Thạch Thành),… Đây là những địa điểm thu hút khách du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả những du khách nước ngoài ưa loại hình khám phá.

Thác Mây, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Thác Mây, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Đặc biệt, ở các huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống, trang phục, điệu múa, các làng nghề và cả những món ăn dân dã.

Khách du lịch, ngoài tham quan các điểm du lịch của làng bản, còn có thể trực tiếp trải nghiệm, giao lưu tìm hiểu khám phá về đời sống sinh hoạt của người dân bản địa thông qua chủ nhà. Đây là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa phát triển du lịch cộng đồng vươn xa hơn nữa.

Tăng cường nâng cao chất lượng, thu hút đầu tư để phát triển ngành du lịch cộng đồng

Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch khu vực miền núi, thì hiện nay người dân đã ý thức được nguồn lợi kinh tế từ du lịch nên rất tự giác trong việc bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giữ chữ tín với du khách.

Những nhà sàn nguyên sơ của người Thái tại Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Những nhà sàn nguyên sơ của người Thái tại Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Với việc xác định, phát triển du lịch tại các huyện miền núi đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã và đang mở rộng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã tập trung chỉ đạo về công tác quy hoạch, cơ sở vật chất cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tăng cường thu hút đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hiện đại, chuyên nghiệp; đồng thời chú trọng khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, văn hóa ẩm thực... để thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú, nghỉ dưỡng. Từ đó, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, trình độ dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sự khủng hoảng của ngành du lịch thời điểm này đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch. Nhưng với những điều kiện tự nhiên thiên nhiên ban tặng, sự hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

Hà Anh

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa