Thanh Hóa: Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2021

Thứ năm, 03/12/2020 15:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Công tác kiểm tra được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm tuyến biên giới đất liền, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tuyến biển và thị trường nội địa

Công tác kiểm tra được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm tuyến biên giới đất liền, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tuyến biển và thị trường nội địa

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tuy không nổi cộm, mang tính nhỏ lẻ chủ yếu là sản xuất ở tỉnh ngoài, nước ngoài đi qua, đưa vào trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ. Tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều mặt hàng, nhiều địa phương. Hàng giả hiện nay không chỉ hàng nội giả hàng ngoại mà còn hàng ngoại giả hàng nội (hàng Trung Quốc giả mạo các nhãn hiệu có uy tín, chất lượng cao của Việt Nam); hàng ngoại giả hàng ngoại (hàng Trung Quốc giả xuất xứ hàng Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan...). Một số đối tượng đã lợi dụng chính sách đưa hàng về nông thôn, chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hội chợ, bán hàng đa cấp... để buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng.

Nhằm chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị chú trọng kiểm tra, phát hiện hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng thiết yếu, hàng phục vụ tết, các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá.

Trong đó, đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại, bao gồm: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên toàn tỉnh; Các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy trên tuyến biển, biên giới, cửa khẩu, cảng sông, cảng hàng không, nhà ga đường sắ; Các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, kinh doanh lớn, chuyên nghiệp.

Đặc biệt, công tác kiểm tra được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm tuyến biên giới đất liền, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tuyến biển và thị trường nội địa. Trong đó, thị trường nội địa tập trung kiểm tra tại các địa bàn là nơi phát luồng hàng hóa, tập trung nhiều điểm kinh doanh buôn bán lớn: Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các kho hàng hóa, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, các hoạt động về thương mại điện tử,…

Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu tập trung kiểm soát, chống vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu bao gồm: Ma tuý, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, rượu ngoại, thuốc lá điếu, thuốc lá, động vật hoang dã, gỗ, khoáng sản,…

Theo đó, công tác kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo đúng trình tự, đúng thủ tục kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân, làm cản trở sản xuất và lưu thông hàng hoá; cần phải phối hợp, tránh chồng chéo, bỏ sót đối tượng, bỏ sót địa bàn, kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ tính riêng 10 tháng đầu  năm 2020, qua công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 3.161 vụ; trong đó, các vụ việc có dấu hiệu hình sự 5 vụ; tổng số vụ xử lý: 2.601 vụ. Tổng số tiền thu: 7.416 triệu đồng. Dự báo thị trường, giá cả hàng hóa sẽ sôi động và có những diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh; hoạt động buôn lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng đặc biệt là vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Hà Anh

Tin khác

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Thay vì lên kế hoạch cho những chuyến đi dài đắt đỏ để tận hưởng kỳ nghỉ lễ 5 ngày, nhiều bạn trẻ chọn “ngủ 5 ngày 5 đêm” để vừa chữa lành, vừa tiết kiệm chi phí.

Đời sống
Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

(CLO) Tại Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings đã công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Đời sống
Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

(CLO) Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Đời sống
5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

(CLO) Cơ quan khí tượng ghi nhận kiểu thời tiết nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, đây là dạng thời tiết hiếm có trong 10 năm qua.

Đời sống
Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Tối 25/4, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống