(NB&CL) Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện đang phát triển “nóng” theo chiều rộng, vì thế, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm khơi thông nguồn lực, thế mạnh với vị thế của Thủ đô. Và để phát triển kinh tế bền vững, vấn đề “tăng trưởng xanh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Khẳng định vị thế của Thủ đô
Việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) về Hà Nội, đã đặt dấu mốc lịch sử, mở ra một chương mới cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Cùng với đó, Hà Nội có thêm những tiềm năng, điều kiện để thực hiện cơ cấu lại không gian kinh tế - xã hội, gia tăng nguồn lực về kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nền tảng để phát triển đồng bộ, toàn diện hơn.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của phía Bắc, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, dân số ở Thủ đô Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng. Hà Nội trở thành thành phố đa sắc màu về văn hóa, các loại hình kinh tế phát triển mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đối ngoại được mở rộng.
Để khẳng định vị thế, hình ảnh về một Thủ đô năng động và thân thiện, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã tích cực hợp tác với các địa phương trong cả nước theo tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”. Theo đó, Thủ đô liên tiếp tổ chức nhiều đoàn công tác tới các tỉnh bạn để chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị, Nông thôn mới… Từ các hội nghị, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại - công nghiệp, nông nghiệp - phát triển nông thôn, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường... giữa Hà Nội và các địa phương đã được ký, triển khai.
Đặc biệt, 30 năm sau khi Hà Nội chính thức mở cửa thị trường (năm 1989), Thủ đô đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ những dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Kể từ những ngày đầu “chập chững” mở cửa thu hút đầu tư, cho đến nay, Hà Nội luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI, và được các doanh nghiệp FDI lựa chọn.
Để có được sức hấp dẫn đó, cũng như nhận được niềm tin yêu của các nhà đầu tư nước ngoài, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi với sân bay quốc tế; cơ sở hạ tầng với hệ thống các đường cao tốc, kết nối các cảng biển quốc tế; hạ tầng các khu công nghiệp hoàn thiện với nguồn nhân lực chất lượng cao… thì Thủ đô còn có một bộ máy chính trị hoạt động ổn định, cởi mở và có nhiều chính sách thu hút đầu tư nguồn vốn FDI.
Với những lợi thế đó, Hà Nội đã khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong thu hút FDI. Cụ thể, số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, năm 2018, toàn thành phố đã thu hút đầu tư FDI đạt hơn 7,5 tỉ USD, tăng 2,81 lần so với 2017, đứng đầu cả nước và cao nhất từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút FDI. Riêng trong 3 năm từ 2016 - 2018, Hà Nội thu hút được gần 14,05 tỉ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011 - 2015…
Kinh tế xanh – Xu thế phát triển tương lai
Hiệu quả từ cách làm đồng bộ đã giúp Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh về quy mô và tầm vóc, nhưng cơ bản vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, chất lượng sống của người dân cũng được nâng lên. Trong đó, những ai yêu mến mảnh đất nghìn năm văn hiến đều không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến sự đổi thay tích cực của Hà Nội. Những con số như tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,16%, về đích trước hai năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, có thể chưa thể nói hết những thành tựu và những nỗ lực không mệt mỏi của thành phố.
Đặc biệt, nếu có dịp về các huyện nghèo nhất của Thủ đô Hà Nội như Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Ðức... không khó để chúng ta cảm nhận được những đổi thay đáng phấn khởi. Những con đường thảm nhựa, bê-tông nối gần những bản làng xa xôi. Những ngôi làng dân tộc thiểu số vốn “nghèo bền vững” nay đã có những ngôi nhà mới khang trang. Bộ mặt nông thôn được khoác lên mình diện mạo mới. Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%. Với 89% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khoảng cách đời sống giữa khu vực nông thôn và đô thị dần được thu hẹp…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội vẫn còn một số hạn chế khiến các tiềm năng, lợi thế chưa khai thác, phát huy hiệu quả. Mục tiêu của việc mở rộng địa giới hành chính là giúp Thủ đô có điều kiện phát triển cả về không gian kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng, kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, khắc phục những vấn đề bất cập vì quá tải trong nội đô. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng thể hiện rõ chiến lược này.
Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng các đô thị vệ tinh còn chậm. Hiện nay, đô thị vệ tinh Hòa Lạc mới hoàn thành quy hoạch 1/500, các khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên mới đang được lập quy hoạch chi tiết, đô thị vệ tinh Xuân Mai đang kêu gọi nhà đầu tư. Trong khi đó, việc kiểm soát dân số khu vực nội thành, nhất là khu vực nội đô lịch sử còn chưa tốt, các dự án nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng vượt quá tốc độ phát triển hạ tầng, dẫn đến dân số trong nội đô ngày càng tăng, gây quá tải về hạ tầng.
Trong khi đó, việc đô thị hóa quá nhanh khu vực nông thôn ở Hà Nội đã kéo theo những hệ lụy như, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, việc khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, ùn tắc giao thông… trong khi đó, việc phát triển Nông thôn mới ở các địa phương vẫn chủ yếu làm theo hình thức, thiếu thực chất. Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, để Hà Nội phát triển kinh tế một cách bền vững, vấn đề tăng trưởng xanh có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng.
Để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững theo hướng “tăng trưởng xanh”, theo PGS.TS Vũ Thị Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hà Nội cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, cùng với quá trình đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn và xây dựng một chính sách cho chương trình sản xuất hàng hóa mới, giúp nền nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, nâng cao đời sống nông dân.
Ðối với khu vực nội thành, thành phố cần đẩy mạnh cải tạo, khôi phục môi trường ao, hồ, kênh, mương, các đoạn sông đi qua địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Ðáy... Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tự cải thiện môi trường sống của nhân dân.
Có thể thấy, muốn phát triển kinh tế một cách bền vững, “tăng trưởng xanh” đóng vai trò then chốt. Trong đó, 3 yếu tố quan trọng để xây dựng đô thị “tăng trưởng xanh” thành công, là sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền đô thị với người dân và doanh nghiệp, thì vai trò của chính quyền đô thị là khâu chủ chốt kết nối và chỉ đạo điều hành. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, con đường ngắn nhất để phát triển bền vững là “tăng trưởng xanh”, để đạt được điều đó Hà Nội cần quyết tâm hơn trong việc theo đuổi hướng phát triển “kinh tế xanh”.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Qua quá trình lấy ý kiến, nhiều thương nhân phân phối cho rằng: Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp có vị thế độc quyền…
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Trung Đại tu ô tô và Thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh) đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khẳng định uy tín trong lĩnh vực sửa chữa ô tô và thiết bị máy mỏ.
Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3.7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho SMEs và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
Với vị trí chiến lược tại trung tâm mới The Global City, Masteri Grand View đang là tâm điểm của thị trường bất động sản TP. HCM, nơi giao thoa tiện ích và hạ tầng hiện đại, mang lại giá trị bền vững cho cư dân và nhà đầu tư.
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Tận dụng cơ hội hưởng lợi từ chênh lệch giá khí đốt lớn, các nhà xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục tăng giao hàng đến châu Âu khi ngành năng lượng của khu vực này đang phải đối mặt với tình hình căng thẳng.