Thanh toán qua di động là xu thế tất yếu của Việt Nam

Thứ ba, 07/11/2017 14:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 6-11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tới dự, phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF 2017) diễn ra tại Hà Nội với sự hiện diện của tỉ phú nổi tiếng Jack Ma.

Diễn đàn bao gồm 3 phiên làm việc với nội dung như sau: 1: Sự bùng nổ của thanh toán di động trên thế giới và xu hướng tại Việt Nam; 2: Giải pháp phát triển hệ sinh thái cho thanh toán di động tại Việt Nam; 3: Phiên đặc biệt nhất với sự xuất hiện và đối thoại của tỉ phú Jack Ma - ông chủ Alibaba. 

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn VEPF 2017.

Tại Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam 2017, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho rằng, thanh toán di động là một xu thế tất yếu ở Việt Nam nên việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý rất cần thiết.

Do đó, thời gian tới, cơ quan này sẽ nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng, tiến bộ của sản phẩm công nghiệp 4.0, hướng đến xây dựng một hệ thống ngân hàng kỹ thuật số trong tương lai.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ số đã giúp nhiều nước trên thế giới đạt được những kết quả mang tính đột phá về tài chính toàn diện. Công nghệ số giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách không gian, thời gian và địa lý, từ đó cho phép các tổ chức tín dụng, có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn và tạo điều kiện cho nhiều người dân dễ dàng tiếp cận.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, xu thế thanh toán di động chắc chắn sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể: người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Ngoài việc cần lắng nghe, đối thoại, để hệ sinh thái thanh toán di động thành hiện thực, ông Huệ cho biết Chính phủ cam kết sớm thực thi, hoàn thiện tài chính toàn diện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử để “Việt Nam mạnh lên bằng công nghệ thông tin”.

Tại diễn đàn, tỉ phú Jack Ma có cuộc đối thoại xoay quanh kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên thiết bị di động ở Trung Quốc (qua ứng dụng Alipay), câu chuyện toàn cầu hóa và đối thoại với sinh viên Việt Nam.

Đặc biệt, tỷ phú Jack Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển thanh toán di động, nhưng hiện ở Việt Nam dịch vụ này vẫn đang gặp trở ngại với tâm lý e ngại từ chính phía người dùng. Kể lại câu chuyện phát triển AliPay (một trong số ứng dụng thanh toán của Alibaba) cách đây 10 năm, tỷ phú Jack Ma cho biết, khi phát triển AliPay nhiều người đã rất nghi ngờ về sự phát triển của nó. “Nhưng tôi nói với các cộng sự: Hãy cứ làm tới đi (Let’s go)”, ông Jack Ma nói.

Theo vị này, vấn đề quan trọng hàng đầu trong kinh doanh không phải tiền mà là ý tưởng. Tức là doanh nhân phải nghĩ xem mình sẽ làm gì, chứ đừng nghĩ ngay tới sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Khi có ý tưởng tốt, tuyệt vời thì tiền mới phát huy tác dụng. Khi có đồng đội tốt, ý tưởng tốt thì sẽ có tiền, chứ không thể có chỗ cho những người thụ động trong trường hợp này.

Tỷ phú Jack Ma cũng nhấn mạnh, bước đầu khởi nghiệp không cần làm gì quá to tát, chỉ cần cái gì nhỏ nhưng thú vị và phải có tình yêu. Cùng với đó, thủ tục hành chính cũng cần cải thiện một cách nhanh nhất có thể. Chính phủ cần tạo không gian để tinh thần doanh nhân, kinh doanh dễ dàng “Hãy để doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ phải lo thủ tục hành chính trong vòng một phút thôi. Chứ không thể thủ tục hành chính “lên xuống, xin cho”.

Trước đó, trong phần tranh luận về sự bùng nổ của Mobile payment (thanh toán qua điện thoại) trên thế giới và xu hướng tại Việt Nam, ông Thomas Ko, Phó Tổng giám đốc Công ty điện tử Samsung toàn cầu kể một câu chuyện đó là, trước khi sang Việt Nam ông có nói với con gái và cô bé hỏi nếu sang Việt Nam bố sẽ ăn phở chứ? Ông nói chắc chắn sẽ như vậy. Tuy nhiên, khi đi ăn phở sẽ phải mang ví, bởi phải thanh toán bằng tiền mặt. Nếu phải cầm cả ví, cả điện thoại thì sẽ rất bất tiện. Bài toán của Samsung làm cho mọi việc đơn giản hơn chỉ qua chiếc điện thoại thông minh.

Ông Thomas Ko đã thực hiện thao tác ngay trên sân khấu và nhấn mạnh phải làm sao để mọi thứ trở nên tiện lợi nhưng phải rất an toàn, thông minh. “Chúng ta hãy cùng nhau để điều đó trở thành hiện thực nhưng nó phải thực sự đơn giản, để người dùng có thể sử dụng một cách say mê", ông Thomas Ko chia sẻ.

T.M

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm