Thanh toán trên Internet trực tuyến: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao

Thứ bảy, 24/03/2018 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với Internet và thanh toán trực tuyến, khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán cho doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào trên thế giới. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh nhưng lại phải đối mặt với rủi ro trong thanh toán trên Internet.

Chính phủ vừa chỉ đạo kiểm soát chặt các hình thức thanh toán trên internet. NHNN cũng đang dự thảo thông tư riêng về giám sát các hệ thống thanh toán. Khách hàng sở hữu các loại thẻ quốc tế tín dụng hoặc ghi nợ Visa, MasterCard, American Express,… có thể đặt hàng và thanh toán cho các website bán hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến các loại thẻ này. 

Toàn bộ thao tác từ việc chọn hàng hóa, đặt hàng và thanh toán đều được thực hiện trên Internet. Quy trình mua bán đơn giản và thuận tiện như vậy lại hàm chứa nhiều rủi ro vì doanh nghiệp bị hạn chế trong công tác xác thực khách hàng: không kiểm tra được thẻ vật lý, hóa đơn không có chữ ký của người mua. Người mua bị hạn chế trong công tác xác thực hàng hóa hay dịch vụ: không được kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán. 

Giao dịch thanh toán thành công trên cổng thanh toán trực tuyến chưa phải là một giao dịch mua bán hàng hóa thành công. Chủ thẻ có quyền khiếu nại về giao dịch thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành theo nếu chủ thẻ bị lợi dụng thông tin thẻ hoặc đơn vị chấp nhận thẻ (doanh nghiệp bán hàng) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không đúng như đã cam kết. Một giao dịch bị khiếu nại như vậy được gọi là giao dịch đòi bồi hoàn. 

Báo Công luận
 Nạp tiền bằng thẻ Game là hình thức phổ biến trong thanh toán trực tuyến trên internet

Khi xảy ra giao dịch đòi bồi hoàn, đơn vị chấp nhận thẻ có nguy cơ phải trả lại số tiền thanh toán mà ngân hàng thanh toán đã tạm ứng trước đó. Vụ án đường dây đánh bạc qua mạng liên quan đến hai đối tượng Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 

Thông tin ban đầu cơ quan điều tra cho biết hàng ngàn tỷ đồng tiền tham gia đánh bạc online chảy qua hai đường chính là cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý. Như vậy, có thể thấy hoạt động tổ chức đánh bạc với quy mô lớn, trong thời gian dài này khó có thể thực hiện được nếu không có sự “trợ giúp” của các cổng trung gian thanh toán như VNPT EPAY, Ngân Lượng, Home Direct, Giải trí số… và các loại thẻ cào điện thoại, game. 

Từ đó, nhiều đối tượng đã lợi dụng “kẽ hở” này để xây dựng hệ thống thanh toán cho hoạt động đánh bạc trực tuyến phi pháp. Qua tìm hiểu có thể thấy, thời gian qua, một số cổng thanh toán chấp nhận nạp/rút tiền qua thẻ điện thoại với mức phí dao động từ 21 đến 26%, mà không quản lý việc khách hàng dùng tiền để làm gì. 

Các chuyên gia pháp luật và ngân hàng cho rằng việc quản lý các trung gian thanh toán đang rất cần thiết và phải tiến hành nhanh chóng để tránh những thiệt hại về thuế và những rủi ro phạm pháp thông qua thanh toán từ các cổng thanh toán trung gian nội địa. Trong khi đó, theo tìm hiểu, NAPAS hiện đã và đang nghiên cứu phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử các giao dịch bán lẻ (ACH). 

Hệ thống này được giới thiệu là có thể tăng cường khả năng xử lý các giao dịch bán lẻ theo lô, thời gian thực, hỗ trợ đa kênh, đa phương tiện, đa tiền tệ, thời gian 24/7, đặc biệt là sẽ sử dụng tin điện theo chuẩn mực quốc tế. Nếu việc áp dụng hệ thống ACH sớm được triển khai thì hạ tầng thanh toán sẽ được hoàn thiện từ đó kiểm soát tốt hơn các rủi ro và cảnh báo được các dấu hiệu bất thường trong thanh toán của các DN và cá nhân cũng như các đơn vị đại lý trung gian. 

Trước thực trạng trên, mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet, đặc biệt là các hoạt động thanh toán liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật. 

Chỉ đạo này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động thanh toán trực tuyến. Bởi hiện nay, theo phân tích của các chuyên gia luật, pháp lý đối với hoạt động thanh toán thông qua card điện thoại, thẻ game… được cho là đang có nhiều kẽ hở. 

Hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán cho game, đánh bạc trên internet không được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) coi là hoạt động trung gian thanh toán để quản lý, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) không quản lý hoạt động thanh toán bằng thẻ cào. 

Đây chính là lỗ hổng lớn trong quản lý thanh toán trên internet. Đại diện NHNN cũng cho biết đang dự thảo thông tư riêng về giám sát các hệ thống thanh toán. Dự thảo thông tư kỳ vọng sẽ đưa ra những quy định giám sát cụ thể đối với từng hệ thống thanh toán hiện nay, bởi nó sẽ phân biệt rõ, tránh chồng chéo giữa hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng và giám sát hệ thống thanh toán./.

Hoàng Phi

Tin khác

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

(CLO) Theo thông tin rỏ rỉ từ Weibo, Sony sẽ chính thức ra mắt phiên bản kế nhiệm của Xperia 1 V tại Nhật Bản vào ngày ngày 11 tháng 5 tới đây, máy có tên gọi là Sony Xperia 1 VI.

Sức sống số
Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

(CLO) Lenovo mới đây vừa ra mắt máy tính xách tay Xiaoxin Pro 16 2024. Máy sở hữu CPU Core Ultra 5-125H và card đồ họa RTX 4050 6GB GDDR6, giá 28 triệu đồng.

Sức sống số
Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

(CLO) Vivo vừa ra mắt một chiếc smartphone tầm trung mới, có tên gọi là vivo T3x. Máy trang bị chip Snapdragon 6 Gen 1, pin 6000 mAh và camera kép 50MP, giá từ 4,1 triệu đồng.

Sức sống số
Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

(CLO) Với khoảng 2.400 racks, Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc chỉ hơn trung tâm dữ liệu lớn thứ hai khoảng 400 racks, tuy nhiên có công suất gấp 2,5 lần.

Sức sống số
Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

(CLO) Các trung tâm dữ liệu liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu công nghệ và cần một lượng điện ngày càng lớn để vận hành, đặt ra lo ngại về tác động môi trường. Giải pháp là các DC xanh, bền vững.

Sức sống số