Sản phẩm của Vinamilk cung cấp cho Chương trình sữa học đường Hà Nội với 14 vitamin và khoáng chất bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi học đường.
Thời gian qua, Chương trình sữa học đường Hà Nội đã tạo một hiệu ứng xã hội rất tích cực khi nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các nhà trường, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, vài hôm nay, các bậc phụ huynh lại xôn xao trước một số thông tin được đăng tải theo hướng tiêu cực về Chương trình sữa học đường Hà Nội, trong đó đặc biệt là thông tin về 14 loại vi chất dinh dưỡng có trong sản phẩm sữa học đường...
Trước các thông tin trái chiều này, chúng tôi đã tiến hành làm việc và trao đổi với ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), đơn vị cung cấp sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu “Vinamilk 100% Sữa tươi - Học Đường” cho các trường học ở Hà Nội.
Theo ông Khánh cho biết, sản phẩm “Vinamilk 100% Sữa tươi - Học Đường” được chế biến từ sữa bò tươi nguyên liệu đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần có đường hoặc không đường, không sử dụng chất bảo quản.
Sản phẩm này phù hợp Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/09/2016 của Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến 2020. Chất lượng sản phẩm đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn QCVN 5-1: 2010/BYT ban hành ngày 02/06/2010 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm sữa dạng lỏng
Sản phẩm cũng đã được công bố chất lượng với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Có ghi nhãn Sữa học đường trên từng đơn vị sản phẩm, việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đã được cơ quan có chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Về nguồn thông tin 14 vi chất trong sữa tươi học đường đang gây dư luận trái chiều, ông Nguyễn Quốc Khánh giải thích như sau: Ngoài thành phần dinh dưỡng có sẵn trong sữa tươi nguyên liệu, sữa học đường phải có các thành phần bổ sung bắt buộc theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, cụ thể: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”.
Vì vậy, ngoài các vi chất bắt buộc nêu trên, sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu Vinamilk – 100% sữa tươi - Học đường” còn bổ sung 10 Vitamin (Vitamin PP (B3), Vitamin C, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin K1, Vitamin B6, Vitamin B5, Acid Folic) và 4 khoáng chất (Iod, Kẽm, Đồng, Selen) là hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng quốc gia.
Cụ thể, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y Tế ban hành kèm theo thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014;Khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng Sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu Vinamilk – 100% sữa tươi - Học đường có bổ sung vi chất cho trẻ em lứa tuổi học đường;
Đồng thời, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng, ý nghĩa nhân văn và mục tiêu Chương trình Sữa học đường của Quyết định 1340 và Quyết định số 641/QĐ/TTg ngày 28/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, căn cứ vào mục đích cải thiện tình trạng thể lực tại các quy định sau ở Khoản 2 Điều 1, Quyết định 1340, cụ thể: Đến năm 2020, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,7%/năm; chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 cm - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
Ông Khánh khẳng định, sản phẩm của Vinamilk cung cấp cho Chương trình với 14 vitamin và khoáng chất bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường.
Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng chắc chắn sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, tuy nhiên, Vinamilk xác định không làm thương mại và không tìm kiếm lợi nhuận từ Chương trình Sữa học đường. Vinamilk thực hiện chương trình Sữa học đường tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho các em học sinh theo Quyết định 641 và Quyết định 1340. Mục tiêu này cũng chính là sứ mệnh của Vinamilk đối với cộng đồng và xã hội.
Để khách quan hơn, chiều 12/4, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế về vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết việc đưa các loại vi chất dinh dưỡng vào trong sản phẩm sữa học đường như sản phẩm của Vinamilk (Sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu “Vinamilk 100% sữa tươi - Học đường”) có bị cấm hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Nhiên:Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, cụ thể tại quyết định này có nêu: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”. Như vậy, việc bổ sung sắt, canxi, vitamin D để nhằm đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020 là bắt buộc.
Ngoài ra, Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác. Việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác do doanh nghiệp thực hiện nhưng không được vượt quá so với bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho Người Việt Nam đã được Bộ Y tế đưa ra và không vượt quá mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng.
Phóng viên: Như vậy, có thể coi việc bổ sung các loại Vitamin (10 Vitamin và 4 khoáng chất) vào sản phẩm của Vinamilk như đã đưa tin là phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng quốc gia? Các bậc phụ huynh cũng quan tâm rằng việc bổ sung các chất này có ảnh hưởng gì cho sức khỏe của trẻ hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Nhiên: Tôi cho rằng việc Vinamilk bổ sung các loại Vitamin (10 loại) và khoáng chất (4 loại) như đã nêu là không trái với quy định, hay nói đúng hơn là phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam ở từng độ tuổi khác nhau. Việc bổ sung 10 Vitamin và 4 khoáng chất với hàm lượng như đã được bổ sung trong sản phẩm của Vinamilk là hoàn toàn tốt cho sức khỏe chứ không thể nói là có ảnh hưởng cho sức khỏe.
Phóng viên: Từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 phê duyệt về chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, Thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra như thế nào, đã phát hiện sai phạm gì tại các cơ sở có sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường chưa, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Nhiên: Trước hết phải khẳng định công tác thanh tra trong lĩnh vực y tế nói chung luôn được Bộ Y tế quan tâm, được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt là đối với các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg và Quyết định số 641/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vì đây là chương trình do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Y tế đặc biệt quan tâm, chương trình này liên quan trực tiếp đến việc cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam - Tương lai của đất nước.
Hàng năm, Thanh tra Bộ Y tế đã trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế, trong đó có bao gồm cả việc thanh tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường và đã triển khai theo đúng kế hoạch được Bộ trưởng phê duyệt. Kết quả thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành trong những năm qua, bao gồm cả việc lấy mẫu sản phẩm gửi về các Viện đầu ngành để kiểm nghiệm ghi nhận chưa phát hiện có vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường, đặc biệt là chưa phát hiện có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở đã được thanh tra.
Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường triển khai các cuộc thanh tra, bao gồm cả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Trong quá trình thanh tra sẽ kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết không để các cơ sở có vi phạm tiếp tục hoạt động khi chưa có biện pháp pháp khắc phục hiệu quả hoặc sản phẩm có vi phạm, không đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Phóng viên: Xin cám ơn ông đã tham gia trao đổi cùng chúng tôi!
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định các biện pháp quản lý về giá để phù hợp với Luật Giá và biện pháp đặc thù trong quản lý giá thuốc là công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến áp dụng đối với thuốc kê đơn.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
(CLO) Sáng 17/11, Chi Cục thú y vùng V (Cục Thú Y) vừa phát hành thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.