Thanh xuân đáng nhớ giữa tâm dịch của những “chiến binh” Gen Z

Chủ nhật, 03/10/2021 05:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, tình nguyện lên đường, dấn thân nơi “điểm nóng” - đó là tinh thần trách nhiệm tuổi trẻ của những sinh viên trường Y, sẵn sàng xông pha vào cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Những “chiến binh” áo trắng

Hoàng Minh (sinh viên năm ba, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai) vẫn nhớ như in ngày 23/8/2021, khi nhận được thông báo từ nhà trường về việc tăng cường hỗ trợ phòng chống dịch, Minh đã xung phong đến vùng “lõi dịch” nóng bỏng, “chia lửa” với TP. Hồ Chí Minh trên tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Gác lại việc học tập, tạm quên đi những chuyện cá nhân, Minh lên đường trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu” và nhiệt huyết dù biết chuyến đi này sẽ gian nan, vất vả.

“Đặt chân đến sân bay lúc 10h tối, Sài Gòn đón chúng tôi bằng một cơn mưa khá nặng hạt, không khí ảm đạm làm mất đi sự náo nhiệt vốn có của thành phố khiến chúng tôi thương Sài Gòn nhiều hơn. Khi ấy, bản thân tôi mới thực sự "thấm" trách nhiệm của mình trong “cuộc chiến” này”, Minh tâm sự.

thanh xuan dang nho giua tam dich cua nhung chien binh gen z hinh 1

Hoàng Minh, hiện là sinh viên năm 3, khoa Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai. (Ảnh: NVCC)

Cũng với tinh thần “góp sức trẻ chung tay đẩy lùi dịch bệnh”, Bùi Phương Lan - sinh viên năm ba, khoa Điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai không ngần ngại mà tiếp tục hành trình tình nguyện mặc dù vừa hoàn thành cách ly, trở về nhà sau 2 tháng chống dịch tại Bắc Giang.

"Nhận được thông báo của nhà trường không chút đắn đo, mình lập tức đăng ký. Bố mẹ sau khi nghe tin thì cũng phản đối bởi "người ta đi trốn dịch chứ ai lại đi vào tâm dịch". Thế nhưng, sau khi thuyết phục và thấy được sự quyết tâm của mình, cuối cùng bố mẹ cũng ủng hộ”, Phương Lan tâm sự.

Với kiến thức đã được học cùng sự hướng dẫn của các bác sĩ, ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ tại Quận 1, Minh và Lan được phân vào đội lấy mẫu gồm 6 người. Công việc là đi đến từng nhà lấy mẫu xét nghiệm test COVID-19 cho những đối tượng nguy cơ cao. Mỗi ngày nhóm lấy khoảng 200 - 300 mẫu tùy vào vùng dịch.

thanh xuan dang nho giua tam dich cua nhung chien binh gen z hinh 2

Dù vất vả nhưng Minh, Lan cùng đồng đội vẫn luôn lạc quan và động viên nhau phải chiến thắng dịch bệnh. (Ảnh: NVCC)

Nếu như hộ dân ở xa, công việc này cũng không hề nhẹ nhàng. Thời tiết nắng cháy xen lẫn mưa giông thất thường của Sài Gòn khiến đôi lúc các bạn sinh viên nản lòng.

“Sau mỗi ca làm việc, quần áo ướt sũng mồ hôi. Những ngày Sài Gòn nắng nóng, cởi bộ bảo hộ cấp 4 ra mà không tin vào mắt mình, cả bộ quần áo bên trong ướt sũng như ngâm trong chậu nước vừa được vớt lên, mồ hôi nhỏ tong tỏng xuống sàn theo từng bước chân. Đôi bàn tay nhăn nhúm, trắng bệch vì mất nước. Vết lằn của chiếc khẩu trang vẫn còn hằn sâu trên mặt. Có những lúc tưởng chừng muốn bỏ cuộc và về nhà để ngủ một giấc thoải mái nhưng mình sẽ ngủ không ngon khi trong tâm trí lúc đó chỉ nghĩ đến vỏn vẹn 3 chữ "mẫu bệnh phẩm". Khi đó chúng mình lại động viên nhau, tạo cho nhau thêm hy vọng, mong sao sẽ chiến thắng được dịch bệnh”, Phương Lan chia sẻ.

Mệt mỏi chỉ là cảm giác, rắn rỏi từ những lạc quan

Không chỉ điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân, các sinh viên khác còn được giao nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân đến khu cách ly. Mỗi nhóm sẽ được chia làm các tổ, mỗi tổ 6 người thực hiện ca trực từ sáng đến chiều và từ chiều đến sáng ngày hôm sau.

Vì mỗi ca trực kéo dài và số lượng cuộc gọi đến khu cách ly đông, Hoàng Giao (sinh viên năm ba, trường Đại học Y Thái Bình) chia sẻ: “Tham gia công việc này, nhiều khi mình không có khái niệm về "thời gian". Hàng ngày, mình chỉ biết là hôm nay mình làm ca sáng hay tối mà không còn biết đến hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu. Hơn nữa, nhiều khi gặp những người không thực sự hợp tác thì mình phải khéo léo thuyết phục và ứng biến trong giao tiếp”.

thanh xuan dang nho giua tam dich cua nhung chien binh gen z hinh 3

Tinh thần quyết tâm chống dịch của những “chiến binh” áo trắng. (Ảnh NVCC)

Một kỉ niệm khó quên của Giao có lẽ là việc bản thân bị "sốc" ngôn ngữ. " Sự khác biệt trong cách nói của mỗi vùng miền nên hồi mới vào mình không nghe được người dân nói gì. Nhiều khi bảo họ nói to lên thì còn bị hiểu nhầm là "la mắng". Thế nhưng sau nhiều lần tiếp xúc, bây giờ khéo mình còn nói được giọng y như người miền Nam", Giao tươi cười chia sẻ.

Tham gia vào cuộc chiến này, những “chiến binh” GenZ coi khó khăn, mệt mỏi, nguy hiểm là động lực để “chiến đấu”, là bài học đáng quý của cuộc đời sinh viên.

"Mình thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn, tuổi 21 được góp mặt trong những đoàn tình nguyện “hành quân”, được trải nghiệm bài học trực quan, sinh động và thực tiễn nhất. Khi vào thực tế, mình mới thấy khó khăn trăm bề, kiến thức cứ tưởng là đủ rồi nhưng hoá ra chỉ là hạt cát trong sa mạc, bệnh nhân đa dạng không ai giống ai. Và quan trọng nhất, mình học được cách có trách nhiệm với từng lời nói, cử chỉ khi tiếp xúc với người dân. Có lẽ đây chính là những tháng ngày thanh xuân nhiệt thành và ý nghĩa nhất”, Giao tâm sự.

Nhận được niềm hạnh phúc từ những nụ cười

Điều khiến “những chiến binh” tuổi đôi mươi thêm nhiệt huyết, ý chí và nghị lực có lẽ những lời hỏi han, động viên, nụ cười của người bệnh, sự an toàn của người dân và sự lạc quan của những "đồng đội".

thanh xuan dang nho giua tam dich cua nhung chien binh gen z hinh 4

Có lẽ những lời hỏi han, động viên của người dân đã khiến cho sinh viên của các trường Y thêm ý chí, nghị lực để chống dịch. (Ảnh: NVCC)

“Tình cảm nồng hậu của người dân là một trong những điều mình không bao giờ quên. Mọi người lúc nào cũng lo bọn mình vất vả, thiếu thốn nên sau mỗi buổi làm việc lại gửi quà cho tụi mình, nào là dừa, bánh tráng trộn, bánh bò... toàn là đặc sản đất Nam.

Có lần tại khu cách ly tập trung thuộc trường THCS Lê Văn Hưu, huyện Nhà Bè, một bệnh nhân F0 đã viết một bức thư tay cho bọn mình để cảm ơn. Bức thư đó nhòe đi vì mồ hôi, cồn và có lẽ là cả nước mắt nữa…”, Trịnh Hoàng Hiệp (sinh viên năm ba, trường Đại học Y Thái Bình) chia sẻ.

Còn dịch là còn tình nguyện vào “tuyến lửa”

Đó là câu trả lời chung của Hoàng Minh, Phương Lan, Hoàng Giao, Hoàng Hiệp và rất nhiều sinh viên ngành Y khác khi được hỏi “Nếu đợt dịch mới tiếp diễn có sẵn sàng lên đường đi tình nguyện nữa hay không?”.

Những thanh niên tuổi đôi mươi ấy dường như đã “chai lì” với những nỗi vất vả, khó khăn, nguy hiểm bởi ngay từ đầu, chính họ là người tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia chống dịch.

“Có lẽ, chẳng mấy ai được sống trong những tháng ngày thanh xuân ý nghĩa như chúng mình. Được cống hiến khi đất nước cần, được trưởng thành từ “chảo lửa” Thành Phố Hồ Chí, được mọi người quan tâm, động viên, đặt niềm tin. Thật khó để quên quãng thời gian đáng nhớ này…”, Hoàng Hiệp chia sẻ.

Dù gian nan, vất vả là thế, nhưng có lẽ vì tiếng gọi của ngọn lửa nghề, vì giấc mơ áo blouse trắng, dù khác nhau về hoàn cảnh, đơn vị, nhiệm vụ nhưng tất cả đều đồng lòng, cùng chung ý chí kiên cường, lan tỏa tuổi trẻ bằng những hành động và việc làm đầy ý nghĩa thể hiện đúng tinh thần tri thức và nhân ái của sinh viên ngành Y.

thanh xuan dang nho giua tam dich cua nhung chien binh gen z hinh 5

Nguyễn Thúy

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 24/4/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 24/4/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 24/4/2024, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm, mưa tập trung vào chiều tối và đêm.

Đời sống
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã đi thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Đời sống
Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Đội 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm vừa ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường.

Đời sống
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

(CLO) Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân có người thiệt mạng tại huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Đời sống
Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

(CLO) Một cháu gái 13 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có quen một người phụ nữ qua mạng xã hội Facebook, rồi cháu bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa bán sang Myanmar. Sau đó, chúng bắt ép cháu phải làm lao động vất vả….

Đời sống