(NB&CL) Mặc dù sắp đến thời gian cao điểm vận tải cuối năm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022 nhưng nhiều khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể mới Omicron khiến hành khách “ngại” sử dụng phương tiện công cộng.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ đến Tết Dương lịch, khoảng hai tháng nữa là cả nước bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Và mặc dù Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Quyết định 1966/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với phòng chống dịch COVID-19; Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phối hợp với đơn vị khai thác bến xe tổ chức bán vé sớm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp cuối năm, tránh ùn tắc...
Tuy nhiên không khí trong những ngày này tại nhiều bến xe khách lớn trên địa bàn Hà Nội vẫn khá trầm lắng và dự báo sẽ không sôi động như mọi năm do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và nhất là sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.
Khách vắng, xe thưa, doanh thu sụt giảm
Có mặt tại sảnh chờ bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) vào một buổi chiều cuối tuần tháng 12, PV ghi nhận hình ảnh chỉ lác đác hành khách qua các quầy mua vé. Một số quầy bán vé chỉ có một hai nhân viên bán vé tuyến đi Quảng Ninh, Yên Bái...
Hoạt động vận tải đường bộ vẫn “im ắng”, nhiều khó khăn đang bủa vây các đơn vị kinh doanh vận tải.
Sau khoảng 30 phút chờ không thêm khách nào, anh Minh Tuấn lái xe khách tuyến Hà Nội - Yên Bái rời điểm đỗ, chiếc xe khách 45 chỗ xuất bến với 6 hành khách. Nhẩm tính với lượng khách hiện tại, chi phí bến bãi, xăng dầu,... là nhà xe phải bù lỗ. Nhưng thà chạy để giữ khách, có thu nhập và lỗ ít còn hơn ở yên một chỗ không làm được gì.
Để hoạt động trở lại, lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải phải ký cam kết không đi vào nơi đang có diễn biến dịch phức tạp như vùng đỏ, vùng cam. Tâm lý hành khách còn e ngại, lo lắng khi dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên chưa tự tin đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Lượng khách giảm mạnh khiến doanh thu cũng sụt giảm theo, bao nhiêu vốn liếng tích lũy trong vài năm đều mất hết sau 2 năm xuất hiện đại dịch.
Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, đại diện một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hóa chia sẻ, đơn vị có 18 xe khách chạy các tuyến đường dài. Nếu không có dịch, mỗi ngày có 2 - 3 chuyến/tuyến. Nhưng từ năm ngoái đến nay, hàng loạt xe của đơn vị đều hoạt động cầm chừng, liên tục phải nghỉ do dịch.
Đặc biệt khi làn sóng dịch bùng phát lần thứ 4, hầu hết các xe đều hoạt động cầm chừng hoặc dừng hẳn trong các dịp cao điểm vận tải như 30/4 - 1/5, 2/9. Xe nghỉ nên hàng loạt lao động, lái xe không có việc làm, không có nguồn thu nhưng mỗi tháng doanh nghiệp vẫn phải chi một khoản không nhỏ để bảo dưỡng phương tiện, bến bãi và nhất là trả lãi ngân hàng.
Còn theo chủ một doanh nghiệp vận tải chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng cho biết, thời gian qua, dịch COVID-19 đã khiến sản lượng và doanh thu của đơn vị giảm hơn 80%, nhiều người lao động không có việc làm. Hầu hết các đầu xe phải ngừng chạy do không có hàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải đóng phí bảo trì đường bộ, các loại thuế phí khác.
Dù sắp đến đợt cao điểm vận tải cuối năm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022 nhưng dự báo nhu cầu đi lại của người dân cũng không tăng nhiều do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, hành khách “ngại” sử dụng phương tiện công cộng và đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.
Theo ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc bến xe Giáp Bát, thành phố Hà Nội cho phép xe khách liên tỉnh hoạt động bình thường, hành khách không phải xét nghiệm COVID-19 từ ngày 22/10. Tuy nhiên xe về bến mỗi ngày chỉ khoảng 100 lượt, giảm 4 lần so với trước khi có dịch. Trung bình mỗi xe xuất bến chỉ 3 - 5 khách, một số nhà xe vẫn cố bù lỗ để duy trì hoạt động, giữ khách còn đa số dừng chuyến.
Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ
Không còn cảnh nhộn nhịp tại các bến xe khách lớn trên địa bàn Hà Nội như Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình trong những ngày cuối tuần. Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động vận tải đường bộ nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung phải chịu những thiệt hại nặng nề.
Cần những giải pháp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận tải hành khách đường bộ.
Tuy nhiên nhiều nhà xe, đơn vị kinh doanh vận tải cho biết, ngoài những thiệt hại mà dịch bệnh COVID-19 gây ra thì hoạt động vận tải vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn cạn kiệt khi doanh thu gần như không có, giá xăng tăng liên tục đã đẩy các chi phí khác tăng theo, sự xuất hiện của các biến chủng mới và việc lắp đặt camera giám sát trên phương tiện,...
Thống kê mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, cả nước mới có hơn 25.000 phương tiện kinh doanh vận tải hoàn thành việc lắp đặt camera giám sát theo quy định trên tổng số hơn 200.000 xe phải lắp. Trong khi đó, thời điểm bắt đầu thực hiện xử phạt phương tiện kinh doanh vận tải không lắp đặt camera giám sát chỉ còn khoảng 20 ngày nữa.
Thông tin từ ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam cho biết, qua 4 đợt dịch, doanh nghiệp vận tải gần như kiệt quệ, sản lượng và doanh thu vận tải hành khách bằng ô-tô sụt giảm từ 70 - 80% so với trước khi xuất hiện đại dịch.
Trong khi đó, vận tải hàng hóa cũng bị gián đoạn, thời gian giao hàng kéo dài và chi phí tăng cao. Đến thời điểm này, theo báo cáo của các hiệp hội vận tải địa phương, nhiều đơn vị đã tính đến việc thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí có đơn vị phải dừng hoạt động.
Về lý do khiến các đơn vị vận tải chần chừ lắp camera giám sát trên xe, theo ông Quyền là bởi băn khoăn lựa chọn thiết bị theo tiêu chuẩn nào để sau này được chấp nhận và không lãng phí. Những băn khoăn này mới phần nào được tháo gỡ khi ngày 4/11/2021 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN13396 (TCVN) về camera giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải, lộ trình thay thế bằng công nghệ 4G.
Bên cạnh đó, thiết bị ghi nhận hình ảnh làm việc của lái xe, với xe khách ghi nhận thêm cửa lên xuống và khoang hành khách. Hình ảnh ghi nhận rõ nét trong mọi điều kiện ánh sáng, kể cả ban đêm và được đính kèm các thông tin: Biển kiểm soát, thông tin lái xe, tọa độ, thời gian.
Còn theo ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội, các doanh nghiệp vận tải trong 6 tháng nay hầu như không hoạt động, không có doanh thu để chi các khoản thường xuyên, không có tiền trả lương người lao động, không có tiền đóng bảo hiểm và các loại thuế, phí.
Các đơn vị kinh doanh vận tải vẫn duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tham gia vào hoạt động khôi phục kinh tế, duy trì chuỗi sản xuất.
Nhưng các nhà xe, đơn vị kinh doanh vận tải vẫn duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tham gia vào hoạt động khôi phục kinh tế, duy trì chuỗi sản xuất, tạo đà mở cửa lại hoạt động lữ hành, du lịch trong và ngoài nước, nối lại hoạt động logistics để phục vụ xuất nhập khẩu, giúp cho các doanh nghiệp có nguồn thu phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Từ thực tế và các khó khăn nêu trên, Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho lùi thời gian xử phạt liên quan đến lắp camera trên phương tiện kinh doanh vận tải từ 6 - 12 tháng tùy thuộc vào kết quả chống dịch để giúp các doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn trong thời điểm này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện các doanh nghiệp vận tải đã hoạt động trở lại nhưng không khai thác hết số phương tiện bởi vắng khách, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nếu buộc họ phải lắp camera cho cả những phương tiện không hoạt động thì sẽ rất khó. Vì vậy các cơ quan quản lý cần phải có những giải pháp để làm sao quy định được thực hiện, thể hiện sự nghiêm minh cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn thực sự.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.