‘Thay Tướng’ giữa dòng, Tổng thống Pháp Macron muốn gì

Thứ bảy, 04/07/2020 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi Edouard Philippe từ chức, Tổng thống Pháp bổ nhiệm ông Jean Castex làm Thủ tướng thay thế. Những nhà phân tích đánh giá, việc chỉ định một nhân vật có hồ sơ chính trị không thực sự nổi bật cho thấy những con tính rõ ràng của Emmanuel Macron.

Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm ông Jean Castex thay Edouard Philippe (phải) làm Thủ tướng Pháp - Ảnh: Reuters

Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm ông Jean Castex thay Edouard Philippe (phải) làm Thủ tướng Pháp - Ảnh: Reuters

‘Bước đệm’ mang tên Jean Castex

Khi chọn một nhân vật ít được biết đến để thay thế Edouard Philippe làm người đứng đầu chính phủ của mình, Macron chỉ ra rằng ông sẽ có những thay đổi chính sách lớn hơn trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ.

Jean Castex, thị trưởng của thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Pháp, trước đây được giao nhiệm vụ xử lý kế hoạch gỡ bỏ lệnh hạn chế hậu Covid-19 của chính phủ. Ông cũng từng là cố vấn về các vấn đề xã hội trong nội các của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, trước khi trở thành phó tổng thư ký của Elysée năm 2011, một chức vụ chủ chốt mà chính Macron từng đảm nhiệm.

Tân Thủ tướng bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với chính trị gia bảo thủ Xavier Bertrand, tại Bộ Y tế và sau đó là Bộ Lao động vào những năm 2000. Ông có nhiều điểm tương đồng với cựu thủ tướng Philippe khi cả hai đều là thành viên của đảng Les Républicains, là các quan chức được bầu tại địa phương và là một phần của một nhóm công chức cấp cao.

Việc lựa chọn Jean Castex, một thủ tướng không thuộc đảng bảo thủ, cho thấy Macron có thể từ bỏ cố gắng giành lại các cử tri trung tả, những người đã thất vọng bởi nhiều chính sách của ông trong ba năm qua, nhưng là một phần thiết yếu trong thành công khó tin năm 2017 của ông.

Khi mà những lo lắng về cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch Covid-19 gây nên đang lùi về phía sau, ông Macron đang hướng sự chú ý của dư luận đến nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế.

Làm thế nào để Tổng thống xử lý được khía cạnh đó của cuộc khủng hoảng, sẽ là một yếu tố quyết định trong cơ hội tái tranh cử Tổng thống của Macron vào năm 2022. Và ông không thể trao cơ hội nắm giữ nhiệm vụ đó cho một nhân vật quyền lực khác.

Tân Thủ tướng Pháp Jean Castex - Ảnh: AFP

Tân Thủ tướng Pháp Jean Castex - Ảnh: AFP

“Có một giai đoạn tái thiết về kinh tế và xã hội cần phải lãnh đạo”, một quan chức trong văn phòng của Macron nói. “Ông ấy (Tổng thống) đang bắt đầu con đường mới với một người đàn ông mới cho một giai đoạn mới mà ông ấy đã đặt ra”.

Chỉ có điều, các chi tiết về con đường mới này mà Macron dự định thực hiện vẫn chưa được biết đến ngay cả với các thành viên Nội các.

Quyết định từ chức của chính phủ được tổ chức kín kẽ. Các bộ trưởng chỉ biết vài phút trước khi thông tin được công bố công khai, rằng cuộc họp Nội các vào sáng thứ Sáu bị hủy bỏ.

Tổng thống Macron quyết định cơ cấu lại chính phủ của mình sau khi đảng République En Marche (LREM) của ông thất bại trong cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật, nơi mà đảng Xanh áp đảo ở các thành phố lớn, trong khi các thị trưởng phe bảo thủ và phe xã hội nắm hết các ghế của họ.

Philippe và con tính của Macron

Đầu tháng 6, Emmanuel Macron tuyên bố rằng sự khủng khiếp của cuộc khủng hoảng Covid-19 là cơ hội để tái tạo lại chính mình. Vào thứ Sáu (3/7), Tổng thống Pháp đã thực hiện nhiệm vụ bằng cách “tái tạo” thủ tướng của mình.

Sau ba năm lãnh đạo chính phủ, Edouard Philippe sẽ trở lại thành phố cảng Le Havre, nơi ông vừa được bầu lại làm thị trưởng với 58,8% số phiếu. Sự khiêm tốn và năng lực đã biến ông Philippe trở thành một nhân vật ngày càng nổi tiếng, thậm chí không kém nhiều Tổng thống.

Ông Philippe, một người theo phái bảo thủ ôn hòa, không phải là thành viên của đảng La République en Marche của Tổng thống, đã giúp đỡ và ủng hộ mạnh mẽ, như cánh tay phải của Macron trong suốt thời gian qua.

Cựu Thủ tướng Edouard Philippe là người đồng hành và ủng hộ quan trọng của Tổng thống Emmanuel Macron trong suốt 3 năm qua - Ảnh: Reuters

Cựu Thủ tướng Edouard Philippe là người đồng hành và ủng hộ quan trọng của Tổng thống Emmanuel Macron trong suốt 3 năm qua - Ảnh: Reuters

Cựu thủ tướng có thể đã hứa sẽ nhiệt tình với Tổng thống của mình, nhưng ông Macron đã làm giống như bộ trưởng kinh tế trước khi quay lưng lại với François Hollande.

Thủ tướng mới Jean Castex, người có “hồ sơ chính trị” kém hơn chắc chắn sẽ không lấy đi sự chú ý đối với Tổng thống, như là bài kiểm tra về quyền lực của Macron.

Thay đổi Thủ tướng được cho là sẽ mang lại cho các Tổng thống Pháp những động lực mới và đôi khi là hướng đi mới. Hôtel de Matignon, Văn phòng Thủ tướng nằm ở bên kia sông Seine từ Cung điện Elysée, được biết đến là nơi bấp bênh nhất ở nước cộng hòa này.

Hiến pháp của Pháp tạo ra những căng thẳng gần như không thể kiểm soát giữa hai vị trí điều hành hàng đầu. Đây là những điều từng xảy ra giữa bờ trái và bờ phải sông Seine trong những năm 1980 và 1990. Nhưng, khi các Tổng thống kiểm soát ngày càng nhiều hơn đối với hành pháp, họ đã trở nên gay gắt khi một đảng nắm quyền.

Tuy nhiên, việc từ bỏ Thủ tướng hiếm khi tạo ra một con đường để hồi sinh chính trị. Cựu Tổng thống François Hollande từng “khốn khổ” suốt 3 năm trong 5 năm và nhiệm kỳ của ông được coi là một trong những giai đoạn yếu nhất thời hiện đại.

Nicolas Sarkozy được cho là đã hối hận vì không bao giờ thay đổi thủ tướng của mình, François Fillon, người mà ông coi đã kìm hãm tham vọng của mình.

Song, thay đổi Thủ tướng không thể thay đổi tính cách của Tổng thống. Không ai mong muốn ông Macron từ bỏ phong cách chỉ huy và kiểm soát của mình, ngay cả khi ông chấp nhận ý tưởng phân chia quyền lực hơn nữa cho các cộng đồng địa phương.

Việc xáo trộn (vị trí Thủ tướng) cũng không nhất thiết có nghĩa là một sự thay đổi quan trọng trong định hướng chính sách, ngay cả khi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trật bánh con đường mà ông Macron lựa chọn.

Cuộc đua tranh cử Tổng thống Pháp năm 2022 sẽ bị chi phối bởi cuộc đấu tranh để vực dậy nền kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, đòi hỏi chi tiêu lớn của chính phủ. Người chiến thắng phải là người có lời giải cụ thể và thuyết phục nhất. 

Trong bối cảnh mà Emmanuel Macron muốn tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, thì điều nhất thiết là phải biến Điện Elysée thành trung tâm của nước Pháp, chứ không thể là Hôtel de Matignon, hay bất cứ nơi nào khác.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế