Thế giới 2022: Vượt gian khó để tiến về phía trước…

Chủ nhật, 02/01/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2021 đã khép lại với những nỗi buồn và lo âu tràn ngập khi đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát tiếp tục kìm hãm nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát và những tác động xấu của biến đổi khí hậu khiến cho bức tranh thế giới toàn cảnh nhuốm một màu u ám.

Chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều nơi, trong khi cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Những chỉ dấu này báo hiệu về một năm 2022 đầy rẫy khó khăn ở phía trước.

Thách thức kinh tế

Quả thật, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm, bị tác động bởi rất nhiều yếu tố: Thời tiết khắc nghiệt, cúm lợn, giá năng lượng tăng, thiếu lao động, sự tắc nghẽn và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra… Tất cả những yếu tố này đã đẩy giá lương thực lên mức cao nhất trong một thập kỷ.

Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới tháng 10 năm 2021 chạm mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này tăng đáng kinh ngạc, lên 31,3% so với tháng 10 năm 2020. Động lực tăng giá là dầu thực vật và ngũ cốc ở các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Hoa Kỳ và Malaysia bị sụt giảm thu hoạch do tình trạng thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng đột biến.

Các quốc gia mới nổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với việc các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua lạm phát giá lương thực ở mức hai con số, nhưng ngay cả các quốc gia giàu nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đang có mức tăng trung bình 4,5%.

Ở châu Á, khu vực có tính chất đa dạng của các nền kinh tế - trải dài từ Singapore và Hồng Kông phát triển đến Malaysia có thu nhập trung bình cao, Ấn Độ mới nổi và Philippines đang phát triển – điều tồi tệ nhất dường như đã tránh được nhưng họ ít nhiều vẫn bị tác động và mỗi nền kinh tế bị ảnh hưởng theo một cách riêng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc diễn ra trầm trọng khi các nhà máy điện phải đóng cửa do thiếu than; người dân ở nhiều thành phố phải sống trong cảnh ngắt điện luân phiên; nhiều xí nghiệp, nhà máy phải đóng cửa vì không có điện sản xuất, hoặc chỉ duy trì hoạt động một cách cầm chừng.

Áp lực từ mục tiêu khí hậu, giảm phát thải khí carbon về 0 vào năm 2050 buộc Trung Quốc phải thắt chặt chính sách sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng cửa các mỏ nhỏ thiếu hiệu quả, giảm nhập khẩu than. Điều này dẫn đến cuộc khủng hoảng thiếu điện khi nền kinh tế khởi động trở lại sau sự thời gian đình trệ bởi đại dịch.

the gioi 2022 vuot gian kho de tien ve phia truoc hinh 1

Một học sinh được tiêm vắc-xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng cho thanh thiếu niên tại Venezuela. Ảnh: Reuters

Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc, Ấn Độ khiến họ phải thay đổi cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Cop26, cho thấy thách thức ghê gớm trong việc giải quyết bài toán khí hậu khi nó xung đột quá nhiều với nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì tốc độ khai thác và sử dụng than đá như hiện tại đồng nghĩa với việc phải hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, mà Trung Quốc và Ấn Độ đã quá thấm thía điều này trong vài năm gần đây. Những trận mưa lũ kỷ lục cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm và gây thiệt hại hàng chục tỷ đô-la.

Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu cũng rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, đánh dấu bằng việc giá khí đốt tăng vọt khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa do thiếu điện và việc mất điện xảy ra trên diện rộng. Cùng với giá khí đốt tăng vọt, lạm phát cũng gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu do tác động của đại dịch COVID-19, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và sản xuất đình trệ trên toàn cầu đẩy chi phí lên cao.

Áp lực về kinh tế, biến đổi khí hậu và kiểm soát đại dịch khiến các nền kinh tế rơi vào suy thoái và bất ổn. Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống dưới mức 5,9% và duy trì quan điểm tăng trưởng năm 2022 ở mức 4,9%.

Căng thẳng địa chính trị

Trong bối cảnh không mấy lạc quan ấy, Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) đưa ra những dự báo có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu và lạm phát trong năm 2022 cũng như kéo theo căng thẳng địa chính trị. Trong đó, EIU nhấn mạnh mối quan hệ Trung - Mỹ nếu không sớm được cải thiện có thể tạo ra một kịch bản cực đoan, dẫn đến sự phân chia kinh tế toàn cầu, buộc các công ty phải vận hành hai chuỗi cung ứng với các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau.

Mối quan hệ ngày càng lạnh nhạt giữa EU và Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt trả đũa lẫn nhau do bất đồng về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương có nguy cơ tạo ra những căng thẳng khác. Chính sách hướng Đông của EU tỏ ra phù hợp với chiến lược xoay trục của Mỹ, nhóm Bộ tứ an ninh và Aukus, một hiệp ước quốc phòng giữa Mỹ, Anh và Úc, tạo ra một gọng kìm bao vây Trung Quốc.

the gioi 2022 vuot gian kho de tien ve phia truoc hinh 2

Tổng thống Biden họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kiểm soát bất đồng, tránh dẫn tới xung đột.

Trước sức ép ấy, Trung Quốc đẩy mạnh thúc đẩy Sáng kiến Vành đai Con đường nhằm tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối với Nga, Iran, nhưng thế lực cũng chịu nhiều áp lực từ Mỹ và EU. Hợp tác Nga - Trung chưa bao giờ tốt đẹp như thế khi kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 115,6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc tăng 30,6% lên 52 tỷ USD và nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga tăng 31,2% lên 62,75 tỷ USD. Ở lĩnh vực quân sự, Nga và Trung Quốc có hàng loạt hợp đồng quốc phòng, trong khi hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận ở những điểm nóng. Cái bắt tay của Trung Quốc và Nga hứa hẹn tạo thành đối trọng với Mỹ và đồng minh trong cuộc cạnh tranh địa chính trị trên toàn cầu.

Thắp lên những kỳ vọng để tiến về phía trước

Thách thức từ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là rất lớn, nhưng nguy cơ xung đột địa chính trị giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga với EU cũng không hề nhỏ. Năm 2022 đến trong sự phấp phỏng và hồi hộp về cách Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU giải quyết những bất đồng, bởi mọi quyết định của họ có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của thế giới.

Giữa tháng 11 năm 2021, Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh ảo. Ở đó, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự thúc đẩy hợp tác để kiểm soát bất đồng, tránh dẫn tới xung đột. Điều này mang lại kỳ vọng về việc hai siêu cường thế giới sẽ không vượt qua “lằn ranh đỏ” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột.

Sự phối hợp giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước xuất khẩu dầu mỏ đang dần làm dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Việc hạ giá nhiên liệu được kỳ vọng sẽ kéo chi phí sản xuất, giá cả sinh hoạt và lạm phát xuống thấp hơn, tránh được một cuộc khủng kép dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nền kinh tế.

Song điều kỳ vọng lớn nhất chính là sự chấm dứt của đại dịch. Các nhà dịch tễ hàng đầu thế giới cho rằng, COVID-19 có thể chuyển thành bệnh đặc hữu vào năm 2022 ngay cả khi hàng nghìn người vẫn có thể tử vong. Lý do để tin tưởng chính là tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên và nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng cũng như nhiều vắc-xin COVID-19 nữa được phê duyệt.

WHO dự kiến đến cuối năm 2022, khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng. Điều này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch trên toàn cầu và virus Corona cuối cùng sẽ được kiểm soát. Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ là những quốc gia đầu tiên được dự đoán thoát khỏi đại dịch nhờ sự kết hợp giữa tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người đã nhiễm virus Corona.

Hai năm qua, thế giới lao đao bởi đại dịch COVID-19, với những phong tỏa, hạn chế và các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Hơn 700 ngày là quá dài đối với những người bệnh và quá lâu với những đứa trẻ không được đến trường. Virus Corona có thể sẽ không bao giờ biến mất, nhưng niềm tin vào sự kết thúc đại dịch đang lớn hơn bao giờ hết. Vấn đề lúc này chỉ là cách các quốc gia phối hợp, để cùng nhau tiến về phía trước.

Hoài Đức

Tin mới

Ngắm làng quê, góc phố, cảnh sắc bình dị qua triển lãm 'Xuân Sắc'

Ngắm làng quê, góc phố, cảnh sắc bình dị qua triển lãm 'Xuân Sắc'

(CLO) Chiều 22/12, tại Nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Xuân Sắc” của hoạ sĩ nhí Nguyễn Đăng Hải Nam (14 tuổi), thu hút đông đảo công chúng Thủ đô tới tham quan, thưởng lãm.

Đời sống văn hóa
'Chị dâu' thu 25 tỷ, dẫn đầu phòng vé Việt trong tuần đầu ra mắt

'Chị dâu' thu 25 tỷ, dẫn đầu phòng vé Việt trong tuần đầu ra mắt

(CLO) "Chị dâu" là cái tên dẫn đầu bảng tổng sắp doanh thu phòng vé nội địa tuần qua, với doanh thu gấp đôi phim bom tấn "Vua sư tử".

Giải trí
Salah rực sáng, Liverpool hạ đẹp Tottenham trong trận cầu 9 bàn

Salah rực sáng, Liverpool hạ đẹp Tottenham trong trận cầu 9 bàn

(CLO) Tiền đạo Mohamed Salah thi đấu xuất sắc góp công giúp Liverpool giành chiến thắng đậm với tỷ số 6-3 trước Tottenham tại Ngoại hạng Anh 2024/25, rạng sáng 23/12 (theo giờ Việt Nam).

Thể thao
Mbappe chói sáng, Real Madrid đánh bại Sevilla ở vòng 18 La Liga

Mbappe chói sáng, Real Madrid đánh bại Sevilla ở vòng 18 La Liga

(CLO) Sao trẻ Kylian Mbappe vừa ghi bàn vừa kiến tạo để góp công lớn vào thắng lợi đậm 4-2 cho Real Madrid trước Sevilla ở vòng 18 La Liga. Chiến thắng này đã giúp thầy trò HLV Ancelotti qua mặt Barca để chiếm ngôi nhì BXH giải đấu.

Thể thao
Liệu năm 2025 có phải là bước ngoặt với ngành ô tô?

Liệu năm 2025 có phải là bước ngoặt với ngành ô tô?

(CLO) Năm 2025, ngành ô tô Mỹ kỳ vọng bán 16,3 triệu xe, tăng 2% so với 2024, bất chấp biến động kinh tế và chính sách có thể ảnh hưởng mạnh thị trường.

Xe
Nhiều người Nhật đau đầu vì nợ chồng nợ

Nhiều người Nhật đau đầu vì nợ chồng nợ

(CLO) Nợ cá nhân đang đè nặng lên ngày càng nhiều người Nhật Bản khi lãi suất và chi phí sinh hoạt tăng cao, theo Bloomberg.

Thị trường - Doanh nghiệp
Qatar sẽ 'dừng' bán khí đốt cho EU nếu bị phạt theo luật thẩm định

Qatar sẽ 'dừng' bán khí đốt cho EU nếu bị phạt theo luật thẩm định

(CLO) Qatar đã đe dọa sẽ dừng các chuyến hàng khí đốt quan trọng tới EU nếu các quốc gia thành viên thực thi nghiêm ngặt luật mới nhằm trừng phạt các công ty không đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra về khí thải carbon, quyền con người và lao động.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng cường chạy tàu khách và nhiều ưu đãi về giá vé dịp Tết 2025

Tăng cường chạy tàu khách và nhiều ưu đãi về giá vé dịp Tết 2025

(CLO) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dự báo sẽ tăng cao dịp cao điểm vận tải Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam.

Giao thông
Xem trước Hyundai Creta 2025 sắp ra mắt, thiết kế khoẻ hơn, nhiều công nghệ mới

Xem trước Hyundai Creta 2025 sắp ra mắt, thiết kế khoẻ hơn, nhiều công nghệ mới

(CLO) Hyundai Creta 2025 là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời song vẫn sở hữu nhiều chi tiết thiết kế mới, bổ sung nhiều tính năng công nghệ và có cả tuỳ chọn động cơ tăng áp.

Xe
Triển khai mở rộng dịch vụ thu phí không dừng ô tô ra vào cảng hàng không

Triển khai mở rộng dịch vụ thu phí không dừng ô tô ra vào cảng hàng không

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản hướng dẫn Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại các cảng hàng không, sân bay.

Giao thông
Hà Nội: Dự án đường hơn 325m trì trệ 14 năm, tiếp tục xin gia hạn tiến độ vì vướng GPMB?

Hà Nội: Dự án đường hơn 325m trì trệ 14 năm, tiếp tục xin gia hạn tiến độ vì vướng GPMB?

(CLO) Từ công trình có tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng (năm 2010), đến hiện tại điều chỉnh lên khoảng 225 tỷ đồng nhưng dự án Cải tạo xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ sau 14 năm vẫn chưa thể hoàn thành.

Tin tức
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Để lại dấu ấn tốt đẹp với bạn bè quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Để lại dấu ấn tốt đẹp với bạn bè quốc tế

(CLO) Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các chính sách phải hỗ trợ cho người mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, đặc biệt các chính sách phải trong 5-10 năm chứ không chỉ 2 năm.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 23/12: Bắc Bộ sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết ngày 23/12: Bắc Bộ sáng sớm trời rét

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Các khu vực khác có mưa vài nơi.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Giáng sinh linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Giáng sinh linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai

(CLO) Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.

Tin tức
Tai nạn trực thăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 4 người thiệt mạng

Tai nạn trực thăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 4 người thiệt mạng

(CLO) Sáng Chủ Nhật, một chiếc trực thăng cứu thương của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi đang cố gắng hạ cánh trên nóc một bệnh viện ở tỉnh Mugla của Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ tai nạn đã khiến 4 người thiệt mạng, bao gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên y tế.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Vụ ám sát tướng Nga tại Moscow: Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

Vụ ám sát tướng Nga tại Moscow: Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của một con phố dân cư tĩnh lặng ở Moscow có thể châm ngòi cho giai đoạn mới đầy nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Tương lai của người Kurd trong việc chia sẻ quyền lực ở Syria thời hậu Assad

Tương lai của người Kurd trong việc chia sẻ quyền lực ở Syria thời hậu Assad

(CLO) Sự sụp đổ của Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dẫn đến việc hình thành một chính phủ chuyển tiếp, mang lại tương lai mới cho người dân Syria. Hiện nay, cộng đồng quốc tế quan tâm đến việc các lực lượng chiến thắng sẽ chia sẻ quyền lực như thế nào, trong đó không thể bỏ qua vai trò của người Kurd ở Syria.

Tiêu điểm Quốc tế
Những nhân vật nổi bật nhất năm 2024

Những nhân vật nổi bật nhất năm 2024

(NB&CL) Đến hẹn lại lên, đúng như mong chờ của độc giả toàn cầu, ngày 9/12, tạp chí Time đã công bố 10 ứng viên nằm trong danh sách rút gọn “Nhân vật của năm 2024”. Trong số 10 ứng viên này, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, Tỷ phú công nghệ Elon Musk được xem là những cái tên sáng giá nhất cho danh hiệu “Nhân vật của năm 2024”. Nhà báo và Công luận xin được giới thiệu một số gương mặt nổi bật nhất.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ xung đột mới ở Trung Đông khi quân đội Israel tiến về Syria

Nguy cơ xung đột mới ở Trung Đông khi quân đội Israel tiến về Syria

(CLO) Hiện nay, quân đội Israel vẫn đang duy trì hoạt động quân sự ở Syria và chiếm được phần lớn vùng đệm ở Cao nguyên Golan. Giới phân tích lo ngại rằng, điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột mới ở Syria.

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Mỹ tấn công IS, Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp người Kurd và Israel chiếm đất ở Syria?

Tại sao Mỹ tấn công IS, Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp người Kurd và Israel chiếm đất ở Syria?

(CLO) Các cuộc ném bom đã xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp Syria khi các bên liên quan ở Trung Đông cố gắng bảo vệ lợi ích của họ sau khi phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguyên nhân khiến chính quyền Tổng thống Assad ở Syria sụp đổ chóng vánh

Nguyên nhân khiến chính quyền Tổng thống Assad ở Syria sụp đổ chóng vánh

(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy?

Tiêu điểm Quốc tế
Bản đồ 11 ngày quân nổi dậy lật đổ chính quyền Syria

Bản đồ 11 ngày quân nổi dậy lật đổ chính quyền Syria

(CLO) Sáng sớm 8/12, các chiến binh đối lập Syria tuyên bố đã chiếm được thủ đô Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad đã chạy trốn khỏi đất nước.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - BRICS có thể tác động tới toàn bộ kinh tế thế giới

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - BRICS có thể tác động tới toàn bộ kinh tế thế giới

(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tiêu điểm Quốc tế
Nội chiến Syria: Các lực lượng tham chiến ngày càng leo thang

Nội chiến Syria: Các lực lượng tham chiến ngày càng leo thang

(CLO) Ngoài nhóm Hayat Tahrir al-Sham và Quân đội Syria Tự do, chiến sự tại Syria thời gian gần đây cũng chứng kiến sự tham gia của Quân đội quốc gia Syria (SNA), vốn được xem là nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Tiêu điểm Quốc tế
Những tính toán của Tổng thống Ukraine khi hỗ trợ 24 USD cho mỗi người dân

Những tính toán của Tổng thống Ukraine khi hỗ trợ 24 USD cho mỗi người dân

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy vừa tuyên bố mỗi người Ukraine sẽ được hỗ trợ khoảng 24 USD trong mùa đông năm nay, một khoản tiền nhỏ cho những tính toán lớn của ông trong thời gian tới.

Tiêu điểm Quốc tế