(CLO) Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 mới tăng nhanh do biến thể Omicron, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động chào mừng Năm mới 2022.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 1/1/2022 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu đã lên tới 288.473.658 ca, trong đó có 5.452.547 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.394.7438 trường hợp mắc COVID-19 và 6.352 ca tử vong.
Các nghệ sĩ biểu diễn mừng Năm mới tại Dubai, UAE ngày 31/12/2021. Ảnh: AFP
Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động chào mừng Năm mới 2022, do lo ngại việc tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.
Mặc dù các nghiên cứu sơ bộ cho thấy Omicron gây tử vong ít hơn so với Alpha hay Delta trước đây nhưng tốc độ lây nhiễm của biến thể này cao gấp nhiều lần. Trong vòng 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 133.635 ca nhiễm mới và 2.173 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 lên lần lượt là 86.932.000 ca 1.525.808 ca.
Sự tăng tốc khó kiểm soát của Omicron đã khiến nhiều nước châu Âu siết chặt các biện pháp chống dịch. Hầu hết các hoạt động đón năm mới đều không được phép tổ chức. Đáng chú ý nhất các buổi hòa nhạc truyền thống và bắn pháo hoa, vốn thu hút hàng nghìn người cũng bị hủy bỏ.
Không chỉ tại các thành phố lớn như London (Anh), Paris (Pháo), Zurich (Thuỵ Sĩ), Brussels (Bỉ), Warsaw (Ba Lan) hay Rome (Italy), tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo thủ đô và các thành phố đông đúc như Munich hay Frankfurt sẽ không tổ chức các sự kiện đón năm mới. Riêng hoạt động bắn pháo hoa bị cấm trên cả nước trong năm thứ hai liên tiếp. Đức cũng áp đặt hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt bắt đầu từ ngày 28/12 và cấm tụ tập đêm giao thừa.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chính quyền và các cơ quan y tế,người dân nên đón năm mới tại nhà, hầu hết các gia đình đều có sự chuẩn bị sẵn cho sự kiện diễn ra duy nhất một lần trong năm.
Trang trí nhà cửa, gặp gỡ người thân, nói chuyện, chia sẻ niềm vui và tặng quà cho nhau để thể hiện tình cảm vẫn là những nghi lễ không thể thiếu để chờ phút giao thừa.
Tại châu Á, nhà chức trách Trung Quốc kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động tụ tập đông người. Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vẫn đang áp lệnh phong tỏa, trong khi nhiều sự kiện chào đón năm 2022 tại các thành phố lớn đã bị hủy.
Tại Hàn Quốc, giới chức thành phố Seoul cũng cấm người dân tới xem sự kiện truyền thống rung chuông đêm giao thừa. Thay vào đó, các gia đình có thể theo dõi sự kiện này trực tiếp trên truyền hình hoặc trên nền tảng thực tế ảo Metaverse.
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại các bữa tiệc và giới hạn số người tham dự. Chính quyền quận Shibuya, địa điểm giải trí nổi tiếng ở thủ đô Tokyo, đã cấm các bữa tiệc cuối năm.
Tại châu Mỹ, quy mô các sự kiện chào đón Năm mới tại quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) sẽ bị thu hẹp, song người dân không vì thế mà bỏ lỡ thời khắc đếm ngược quan trọng tại đây.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ kêu gọi người dân tránh đi du lịch trên các du thuyền bất kể tình trạng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của họ ra sao. CDC Mỹ đưa ra cảnh báo này trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày tại Mỹ đang tăng cao kỷ lục vì biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra.
Động thái này được cho là giáng thêm một đòn vào hoạt động du lịch trên du thuyền vốn mới được nối lại vào tháng 6 năm nay sau khi phải tạm ngừng nhiều tháng trước đó vì đại dịch.
Tại châu Đại Dương, Australia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày cuối cùng của năm 2021, trong bối cảnh chính phủ nước này công bố một số thay đổi về yêu cầu xét nghiệm và cách ly đối với người mắc và người tiếp xúc gần. Giới chức y tế bang New South Wales - bang đông dân nhất Australia - ngày 31/12 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua ở bang này là hơn 21.000 ca, tăng gần gấp đôi so với con số kỷ lục 12.226 ca ghi nhận một ngày trước đó, thậm chí cao hơn con số tổng cộng 20.058 ca ghi nhận ngày 30/12 trên cả nước, gồm 6 bang và 2 vùng lãnh thổ.
Bang đông dân thứ hai là Victoria cũng ghi nhận số ca mắc mới tăng cao, với 5.900 ca, nhiều hơn gần 1.000 ca so với ngày 30/12. Giới chức y tế bang này cho biết khoảng 1/3 trong số ca mắc mới hiện nay là do biến thể Omicron. Số liệu thống kê của hãng truyền thông ABC cho thấy số ca mắc mới hằng ngày trên cả nước Australia đã vượt mức 30.000 ca, con số kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở nước này đầu năm 2020.
Giám đốc y tế Australia Paul Kelly cảnh báo số ca mắc tại Australia sẽ tiếp tục tăng cao khi nước này quyết định giảm bớt các yêu cầu cách ly đối với người mắc COVID-19 và người tiếp xúc gần đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Theo các quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12, người mắc COVID-19 và người tiếp xúc gần chỉ cần cách ly 7 ngày. Giới chức y tế khuyến nghị chỉ những người vẫn còn các triệu chứng của bệnh mới cần kéo dài thêm thời gian cách ly.
Tuy nhiên, Sydney - thành phố lớn nhất của Australia, vẫn quyết tâm tổ chức màn bắn pháo hoa đêm giao thừa. Với tỷ lệ tiêm phòng cao ở người trưởng thành, có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron không dẫn đến nguy cơ tử vong cao, trong khi các bệnh viện vẫn ứng phó tốt với dịch bệnh, Chính phủ Australia đã từ bỏ chiến lược "Zero COVID", chọn cách sống chung và thích nghi với tình hình dịch bệnh.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP
Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet thậm chí còn kêu gọi người dân ra đường ăn mừng Năm mới bất chấp việc số ca nhiễm mới theo ngày tại bang này đã tăng gần gấp đôi lên mức cao nhất từ trước đến nay là 21.151 ca. Do đó, không giống như màn pháo hoa không người xem như năm ngoái, có rất nhiều người đổ về vịnh Sydney để thưởng thức khoảnh khắc rực rỡ đón mừng chuyển giao sang Năm mới này.
Tương tự, tại Nam Phi, quốc gia phát hiện biến thể Omicron vào tháng trước, đã quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm từ nửa đêm đến 4h sáng để cho phép người dân tổ chức các hoạt động ăn mừng. Giới chức y tế Nam Phi nhận định xu hướng số ca nhiễm giảm đi trong tuần qua cho thấy nước này đã đi qua giai đoạn đỉnh của làn sóng dịch bệnh hiện nay.
Trước những diễn biến mới của dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại rằng cùng với biến thể Delta, sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt, qua đó tiếp tục gây áp lực đối với các nhân viên y tế, khiến nhiều hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ. Mặc dù vậy, các chuyên gia đều hy vọng rằng năm 2022 sẽ được nhớ đến là giai đoạn mới và ít ảm đạm hơn của đại dịch COVID-19.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.