(CLO) Đến sáng 28/2, thế giới có hơn 114,2 triệu người mắc COVID-19, trong đó trên 2,53 triệu người đã tử vong vì đại dịch này. Tuy vậy, tốc độ lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục có xu hướng giảm và thứ tự các nước ghi nhận nhiều ca mắc bệnh nhất không thay đổi.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với trên 29,1 triệu ca mắc và hơn 524.300 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 48.800 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ngày 27/2, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD với tỷ lệ khá sít sao 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống.
Gói cứu trợ này gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho mỗi người dân, gia hạn trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp, tài trợ tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19, hỗ trợ cho các trường học và kế hoạch tăng lương tối thiểu lên 15 USD/h vào năm 2025.
Các biện pháp này được kỳ vọng có thể tạo đà cho sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cam kết: thúc đẩy chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 vốn được xem là thách thức tài chính, y tế và hậu cần mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ phải giải quyết trong nhiệm kỳ này.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn nhất thế giới Ấn Độ, tổng cộng trên 11,09 triệu người đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 157.000 trường hợp tử vong. Ngày 27/2, Án Độ báo cáo trên 17.300 trường hợp nhiễm mới.
Trong 24 giờ qua, Brazil không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, đến nay tổng số ca mắc tại Brazil là trên 10,4 triệu trường hợp. Gần 253.000 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi ở quốc gia này.
Tại châu Âu, trong bối cảnh nhiều người đã được tiêm phòng COVID-19, các quốc gia như Hy Lạp, Cyprus, Bulgaria và Áo đang kêu gọi tạo điều kiện đi lại cho những người đã tiêm vaccine. Hiện 27 nước thuộc Liên minh châu Âu cho rằng, cần có chứng nhận tiêm chủng được các nước trong khối công nhận.
Trong đó, có một cơ sở dữ liệu về tiêm chủng và mã QR được cá nhân hóa. Tuy nhiên, một số nước như Đức còn e ngại do chưa rõ, những người đã được tiêm phòng còn có thể lan truyền virus hay không.
Với sự xuất hiện của biến thể mới, tình hình dịch COVID-19 ở châu Âu lại đang nghiêm trọng trở lại .
Ngày 27/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo, thành phố Auckland lớn nhất nước này sẽ áp dụng biện pháp phong tỏa trong 7 ngày kể từ ngày 28/2 sau khi phát hiện một ca mắc bệnh COVID-19 trong cộng đồng chưa rõ nguồn gốc.
Các quan chức y tế New Zealand cho biết đang thực hiện phân tích chuỗi gene của virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho bệnh nhân mới phát hiện. Bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh từ ngày 23/2 và có khả năng phát tán virus từ hai ngày trước đó.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/2, Thủ tướng Ardern cho biết, vì người bệnh đã từng tới một số địa điểm công cộng trong thời gian trên nên biện pháp phong tỏa là cần thiết để bảo vệ người dân Auckland.
Giới chức y tế hiện chưa thể khẳng định về nguồn gốc ca bệnh mới và đang phân tích xem ca bệnh này có liên quan chùm ca bệnh phát hiện hồi giữa tháng 2 hay không.
Tại Nhật Bản, Chính phủ nước này đã quyết định dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp trước thời hạn tại 6 tỉnh. Quyết định được đưa ra sau khi tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Nhật Bản đã cải thiện rõ rệt.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hủy bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn từ ngày 28/2 tại 6 tỉnh bao gồm Aichi, Gifu, Kyoto, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Quyết định được đưa ra sau khi Chính phủ nước này tham vấn đánh giá của các chuyên gia y tế cho thấy, tình trạng lây nhiễm và áp lực đối với hệ thống y tế ở các tỉnh này đã được cải thiện rõ rệt.
Trong khi đó, Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Saitama và Kanagawa vẫn tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp cho đến khi có quyết định tiếp theo. Đến nay, Nhật Bản xác nhận trên 430.500 ca mắc COVID-19, hơn 7.800 người thiệt mạng vì đại dịch này.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế một phần tại thủ đô Manila tới cuối tháng 3 trong khi quốc gia này chờ được bàn giao vaccine phòng COVID-19.
Trong thông báo đưa ra vào ngày 27/2, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết, các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila sẽ kéo dài thêm 1 tháng, qua đó hạn chế các hoạt động kinh doanh và giao thông công cộng.
Ngoài Manila, các thành phố gồm Davao ở miền Nam và Baguio ở miền Bắc Philippines cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự.
Hiện Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về tổng số ca nhiễm và tử vong. Ngày 27/2, Philippines ghi nhận hơn 2.900 ca nhiễm, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại quốc gia này lên trên 574.200 người.
Dự kiến, Philippines sẽ bắt đầu khởi động chiến dịch tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 từ tuần tới.
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia đã thông báo thành lập Tiểu ban An ninh và quản lý trật tự để giám sát tất cả các trung tâm cách ly COVID-19 trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia Mam Bunheng xác nhận, tiểu ban này trực thuộc Ủy ban liên bộ phòng chống dịch COVID-19, có trách nhiệm giám sát, đánh giá và tham vấn về mọi vấn đề liên quan đến an ninh và sự ổn định tại các trung tâm cách ly COVID-19 tại Campuchia.
Ngày 27/2, Bộ Y tế Campuchia phát hiện thêm 26 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến "sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2". Hiện tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Campuchia là 767 trường hợp.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Ít nhất 42 người, bao gồm 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng súng tại quận Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.