Thế giới đánh giá cao việc Việt Nam sớm mở cửa trở lại

Thứ tư, 06/05/2020 09:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Truyền thông thế giới tiếp tục có những nhận định đánh giá cao công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Mới đây, Việt Nam tiếp tục nhận được đánh giá tích cực từ các chuyên gia sau quyết định mở cửa trở lại.

Việt Nam có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế trong năm nay khi sớm cho phép người dân trở lại làm việc và đi học, sau khi có các biện pháp ngăn chặn virus Corona từ rất sớm sớm, một nhà kinh tế cho biết.

"Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự suy giảm chung do sụt giảm nhu cầu từ bên ngoài ... Nhưng chúng tôi không cho rằng họ sẽ rơi vào suy thoái", Sian Fenner, nhà kinh tế học hàng đầu châu Á tại Oxford Economics nói.

Việc này có được là nhờ Việt Nam hạn chế biên giới sớm và các biện pháp giãn cách xã hội đã giúp quốc gia này tránh được một làn sóng dịch bệnh lớn.

Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc chuyển hướng chuỗi cung ứng do cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và nhà kinh tế Fenner cho biết những điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam.

Những bình luận của Fenner (trả lời phỏng vấn hãng thông tấn CNBC) được đưa ra sau khi Hà Nội bắt đầu cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động từ cuối tháng Tư.

Biểu đồ số ca mắc bệnh đã

Biểu đồ số ca mắc bệnh đã "đi ngang" trong 3 tuần qua. Ảnh: CNBC

Thứ Hai vừa qua, hàng triệu học sinh đã trở lại trường sau ba tháng ở nhà, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giảm bớt các hạn chế di chuyển.

Việt Nam đã đóng cửa các trường học vào đầu tháng 2 khi các trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện.

Mặc dù có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc nơi virus Corona xuất hiện lần đầu tiên, Việt Nam hiện chỉ ghi nhận 271 trường hợp và không có trường hợp tử vong nào trong dân số dưới 100 triệu người. Và trong 3 tuần qua, không hề có ca nhiễm mới nào từ địa phương.

Thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn virus được cho là do các biện pháp quyết định mà quốc gia này đã sớm thực hiện khi dịch mới bùng phát, dưa trên kinh nghiệm chống dịch SARS vào năm 2003.

Thời điểm đó, đây là quốc gia đầu tiên được loại khỏi danh sách các quốc gia có ca nhiễm lây lan trong nước, theo WHO cho hay.

Hàng triệu học sinh Việt Nam quay lại trường học sau 3 tháng nghỉ ở nhà. Ảnh: Hau Dinh/AP

Hàng triệu học sinh Việt Nam quay lại trường học sau 3 tháng nghỉ ở nhà. Ảnh: Hau Dinh/AP

Lần này, Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với việc đi lại và cách ly những người có khả năng bị nhiễm bệnh từ rất sớm, nhà phân tích cao cấp Huong Thu Le tại Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định.

Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng hành động. Biện pháp cách ly bất cứ ai vào Việt Nam và ngăn chặn các nhóm du lịch nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam đã đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế vào ngày 20/3 sau một làn sóng lây nhiễm mới từ những người châu Âu.

Chuyên gia tại Viện Chính sách chiến lược Úc này cũng ghi nhận, Hà Nội đã huy động nhiều phương thức truy tìm các nguồn lây bệnh như F0. Thực tế là Việt Nam có một quốc gia có lực lựơng đủ mạnh có khả năng giám sát sức khỏe cộng đồng tốt.

"Đây rõ ràng là tin tốt cho nền kinh tế", Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Capital Economics đánh giá việc Việt Nam mở cửa trở lại.

Dịch vụ đi lại BE hoạt động trở lại. Ảnh: Vietnam Insider

Dịch vụ đi lại BE hoạt động trở lại. Ảnh: Vietnam Insider

Quỹ tiền tệ quốc tế đang kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 2,7% trong năm nay.

Vài ngày qua, bên cạnh Việt Nam thì các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia cũng bắt đầu nới lỏng các hạn chế.

Đông Nam Á vẫn có tiềm năng trở thành điểm nóng tiếp theo của dịch Covid-19, do tỷ lệ xét nghiệm thấp ở Indonesia và Philippines.

Trong khi đó, Singapore đã báo cáo hơn 18.000 trường hợp - nhiều nhất trong khu vực - khi quốc gia này vật lộn với sự bùng phát dịch trong cộng đồng lao động nhập cư. 

Vân Trần

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo