Thế giới ghi nhận 86 triệu ca mắc COVID-19, Mỹ trải qua tháng “chết chóc”

Thứ ba, 05/01/2021 08:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/1, toàn thế giới đã ghi nhận 86.060.233 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong đó, tháng 12/2020 được coi là tháng “chết chóc” tại Mỹ với tổng cộng 77.572 người tử vong.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran, ngày 19/7/2020. Nguồn: THX/TTXVN

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran, ngày 19/7/2020. Nguồn: THX/TTXVN

Phân tích của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, trung bình cứ sau 33 giây lại có 1 ca tử vong ở Mỹ liên quan đến Covid-19. Đã có tổng cộng 18.462 ca tử vong được ghi nhận trong tuần từ 28/12/2020 đến 3/1/2021, tức là trung bình hơn 2.600 trường hợp tử vong mỗi ngày.

Cho đến nay, tháng 12/2020 là tháng “chết chóc” nhất về đại dịch với tổng cộng 77.572 người tử vong.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, tính đến 9h sáng 4/1 (giờ địa phương), hơn 15,4 triệu liều vắc xin đã được phân phối ở nước này, song mới chỉ có 4,5 triệu người được tiêm chủng mũi đầu tiên.

Ngày 4/1, hãng dược Moderna (Mỹ) cho biết trong năm nay sẽ sản xuất ít nhất 600 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, tăng 100 triệu liều so với dự báo trước đó của hãng này, trong bối cảnh Mỹ đang tiếp tục triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin.

Hãng cũng cho biết đã cung cấp khoảng 18 triệu liều trong thỏa thuận 200 triệu liều vắc xin cho chính phủ Mỹ. Moderna cũng đã ký một thỏa thuận cung cấp cho chính phủ quốc gia láng giềng Canada 40 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19.

Người đi đường đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 27/11/2020. Ảnh: TL

Người đi đường đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 27/11/2020. Ảnh: TL

Ngày 4/1, trước nhiều ý kiến chỉ trích về việc chậm triển khai chiến lược tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và không cung cấp đủ liều lượng vắc xin, Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Eric Mamer cho biết khối này đã ký kết các hợp đồng cho phép các quốc gia tiếp cận đủ lượng vắc xin để tiêm chủng, song vấn đề chính nằm ở năng lực sản xuất.

Ngày 4/1, chính phủ Áo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 24/1, trong đó các nhà hàng và cửa hàng không bán đồ thiết yếu tiếp tục phải đóng cửa. Chưa rõ các trường học tại nước này sẽ đóng cửa đến ngày 24/1 hay mở cửa theo kế hoạch ban đầu vào ngày 18/1.

Cùng ngày, bà Nicola Sturgeon, Thủ hiến vùng Scotland (Anh) thông báo áp đặt lệnh phong tỏa mới bắt đầu từ nửa đêm 4/1 đến hết tháng này trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng lên nhanh chóng và tình hình dịch bệnh ở vùng này được nhận định là nghiêm trọng nhất kể từ tháng 3/2020.

Trong khi đó, các quan chức y tế Anh bày tỏ lo ngại về rủi ro nghiêm trọng đối với hệ thống y tế tại một số khu vực trong vòng 21 ngày tới trước sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc Covid-19, đồng thời khuyến nghị nước này nên chuyển mức cảnh báo từ cấp 4 lên cấp 5.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc vào đêm 4/1. Các biện pháp hạn chế dự kiến sẽ được duy trì ít nhất đến giữa tháng 2.

Ngày 4/1, chính phủ Hà Lan bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 sớm hơn dự kiến 2 ngày. Đối tượng bao gồm các nhân viên y tế tuyến đầu cùng nhân viên tại các viện dưỡng lão.

Theo cổng thông tin Điện Kremlin, ngày 4/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ nước này xem xét cấp giấy chứng nhận cho những người đã được tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 của Nga, trong đó chỉ định Thủ tướng Mikhail Mishustin chịu trách nhiệm báo cáo vấn đề này trước ngày 20/1. Những người được cấp chứng nhận có thể sử dụng trong quá trình xuất nhập cảnh tại Nga và ở nước ngoài.

Tình hình dịch Covid-19 cũng ngày càng đáng quan ngại hơn ở nhiều nước Đông Nam Á. Ảnh: TL

Tình hình dịch Covid-19 cũng ngày càng đáng quan ngại hơn ở nhiều nước Đông Nam Á. Ảnh: TL

Trung tâm xử lý tình hình dịch Covid-19 của chính phủ Thái Lan đã thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này tới cuối tháng 2.

Quyết định gia hạn 45 ngày thay vì 1 tháng như thường lệ đối với sắc lệnh tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới Covid-19. Quyết định này sẽ được trình lên nội các để phê chuẩn.

Bên cạnh đó, với số ca nhiễm mới cao nhất là 745 ca trong ngày 4-1, chính phủ Thái Lan đã xếp 28/77 tỉnh, thành vào nhóm có nguy cơ cao, yêu cầu người dân làm việc tại nhà, tránh tụ tập hoặc ra ngoài phạm vi tỉnh.

Chính phủ Mông Cổ đã kéo dài lệnh phong tỏa dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 6-1 tới tại thủ đô Ulan Bator đến ngày 11/1 để ngăn số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tăng trở lại.

Cùng ngày, chính phủ nước này cũng quyết định không tổ chức lễ hội trong dịp tết cổ truyền Tsagaan Sar do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và việc tụ tập đông người có thể làm số ca nhiễm mới tăng nhanh.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một trung tâm y tế ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, ngày 29/7/2020. Ảnh minh họa.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một trung tâm y tế ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, ngày 29/7/2020. Ảnh minh họa.

Tính đến ngày 4/1, toàn châu lục này đã ghi nhận tổng cộng 2.830.462 trường hợp mắc COVID-19 và 67.246 ca tử vong.

Theo CDC châu Phi, tổng cộng 2.343.850 người bị mắc COVID-19 trên lục địa này đã được điều trị khỏi bệnh. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất về số lượng trường hợp mắc bệnh tại châu Phi gồm (theo thứ tự) Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập, Ethiopia, Libya, Algeria, Kenya...  

Trong đó, Nam Phi là quốc gia có số trường hợp dương tính với COVID-19 cao nhất châu Phi, tổng cộng 1.100.748 người, đồng thời cũng là quốc gia có số người chết cao nhất châu lục này, với 29.577 ca tử vong.

Tiếp theo là Maroc, với 443.146 trường hợp mắc bệnh và 7.485 ca tử vong. Xếp thứ 3 là Tunisia, với 143.544 trường hợp mắc bệnh và 4.800 ca tử vong liên quan đến COVID-19.

Xét về khu vực, miền Nam châu Phi cũng là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất về số lượng mắc COVID-19, tiếp theo là khu vực Bắc Phi và Đông Phi.

Minh Châu

Tin khác

Hiện tượng tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư: Ảnh hưởng là gì?

Hiện tượng tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư: Ảnh hưởng là gì?

(CLO) Các rạn san hô trên khắp thế giới đang trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt lần thứ tư được ghi nhận trong lịch sử do khủng hoảng khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục.

Thế giới 24h
Cháy lớn ở sàn giao dịch chứng khoán lịch sử của Đan Mạch

Cháy lớn ở sàn giao dịch chứng khoán lịch sử của Đan Mạch

(CLO) Hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra ở Sở giao dịch chứng khoán cũ của Copenhagen, một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất thủ đô Đan Mạch, vào thứ Ba (16/4).

Thế giới 24h
Nhà tù nữ ở California phải đóng cửa vì lạm dụng tình dục

Nhà tù nữ ở California phải đóng cửa vì lạm dụng tình dục

(CLO) Cục Nhà tù Liên bang của Mỹ thông báo vào ngày 15/4 rằng họ sẽ đóng cửa nhà tù nữ FCI Dublin ở California, sau hãng tin AP điều tra và phát hiện nhân viên và quản giáo nhà tù đã lạm dụng tình dục tù nhân.

Thế giới 24h
Israel có thể tấn công đáp trả Iran như thế nào?

Israel có thể tấn công đáp trả Iran như thế nào?

(CLO) Hôm 15/4, nội các chiến tranh Israel đã thể hiện sự quyết tâm đáp trả cuộc tấn công của Iran. Bất chấp áp lực từ các đồng minh, họ hiện đang tranh luận về thời điểm và phạm vi phản ứng.

Thế giới 24h
Hàng không thế giới rối loạn vì căng thẳng tại Trung Đông

Hàng không thế giới rối loạn vì căng thẳng tại Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào Israel hôm 13/4 đã ngành hàng không thế giới hỗn loạn.

Thế giới 24h