Thế giới giải quyết 'áp lực kép' giữa đại dịch Covid-19

Thứ hai, 18/05/2020 10:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước áp lực kép của việc phòng chống dịch Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế, nhiều nước đang tìm kiếm giải pháp cân bằng tối ưu nhằm giảm thiểu tổn thất trên nhiều phương diện.

Nhiều nước đã nới lỏng cách ly để phục hồi kinh tế. Anhr: TL

Nhiều nước đã nới lỏng cách ly để phục hồi kinh tế. Anhr: TL

Theo tờ Nikkei Asian Review, các biện pháp khác nhau đang được triển khai nhằm thích ứng với tình hình cụ thể của từng nước, với quan điểm chung là tránh thiệt hại nặng về kinh tế, đồng thời đảm bảo sẵn sàng đối phó làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á đang mở cửa trở lại sau khi dịch bệnh ít nhiều được kiểm soát. Malaysia duy trì chính sách hạn chế đi lại đến ngày 9/6 nhưng cho phép doanh nghiệp mở cửa lại từ ngày 4/5.

Singapore dự kiến duy trì cách ly đến ngày 1/6 nhưng cho phép các tiệm hớt tóc, giặt ủi và một số dịch vụ khác mở cửa. Tuy nhiên, các dịch vụ phải triển khai hệ thống đăng ký cho nhân viên và khách hàng nhằm nhanh chóng xác định nếu có trường hợp mắc Covid-19.

Thái Lan hôm qua mở cửa các trung tâm thương mại lần đầu kể từ tháng 3, sau khi cho phép các cơ sở kinh doanh nhỏ mở cửa vào cuối tháng 4. Chuyên gia cảnh báo "khổ sở và chết chóc" không đáng có vì Covid-19 nếu Mỹ vội vàng mở cửa kinh tế

 Tại Mỹ, Nhà Trắng đưa ra hướng dẫn cho các bang tự quyết định với tiêu chí duy trì số ca nhiễm giảm trong 4 tuần và đảm bảo khả năng xét nghiệm cho các nhân viên y tế.

Tại tâm dịch New York, chính quyền bang có kế hoạch mở cửa từng khu vực và buộc các doanh nghiệp có kế hoạch đảm bảo an toàn cho nhân viên. Lĩnh vực xây dựng và sản xuất mở cửa lại trước và nếu giai đoạn 1 suôn sẻ, các lĩnh vực khác sẽ được hoạt động lại lần lượt là bất động sản, nhà hàng, khách sạn, quán bar, rạp chiếu phim và trường học.

Các nước châu Âu như Anh và Đức có cơ chế áp dụng lại quy định giãn cách xã hội dựa trên số ca lây nhiễm. Tương tự, Nhật Bản hướng dẫn các địa phương dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp nếu tỷ lệ lây nhiễm dưới 0,5/100.000 người trong 1 tuần.

Theo Ngân hàng Goldman Sachs, các biện pháp phòng chống Covid-19 khiến nhiều nước chịu ảnh hưởng về kinh tế, trong đó thiệt hại nặng nhất là Ấn Độ và Ý, trung bình là Singapore, Anh, Đức, Mỹ và nhẹ là Nhật. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo hồi phục kinh tế chậm, tăng trưởng thấp

Theo Trung tâm quan sát kinh tế Ấn Độ, khoảng 120 triệu người tại nước này thất nghiệp dưới tác động trực tiếp của quy định phong tỏa. Thủ tướng Narendra Modi cho biết Ấn Độ sẽ áp dụng quy định mới từ ngày 18/5 dựa trên đề xuất của các bang theo tinh thần vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Nhiều chuyên gia kêu gọi các nước nên theo “cách sống mới” và duy trì giãn cách xã hội ít nhất đến khi có vắc xin hay thuốc đặc trị Covid-19.

Tại Nhật, chính phủ đang chịu áp lực phải gia tăng các biện pháp hỗ trợ kinh tế sau khi tỷ lệ phá sản tăng 15% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ đang thảo luận về việc tiếp tục chi ngân sách nhằm phục hồi kinh tế, đồng thời cam kết bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân cũng như đảm bảo việc làm trong “cuộc sống từng ngày mới, theo từng bước”.

Minh Châu

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe