“Thế khó” của ngân hàng khi doanh nghiệp đã cạn kiệt nguồn dự trữ

Thứ ba, 22/06/2021 14:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia kinh tế, giảm lãi là một chủ trương đúng đắn nhưng đây là bài toán không hề dễ giải trong bối cảnh doanh nghiệp đã cạn kiệt nguồn dự trữ…  

Vốn quyết định tới 45-50% sự sống còn của doanh nghiệp… 

Thông tin về thực trạng doanh nghiệp sau 4 làn sóng chống chọi với "bão" COVID-19, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngoài việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 thì hiện nay gần 10% doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh; đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

“Thế khó” của ngân hàng khi doanh nghiệp đã cạn kiệt nguồn dự trữ.

“Thế khó” của ngân hàng khi doanh nghiệp đã cạn kiệt nguồn dự trữ.

Báo cáo điều tra do VCCI tiến hành điều tra với hơn 12.000 doanh nghiệp Việt Nam vừa công bố cho thấy, 57% doanh nghiệp được hỏi cho biết khó tiếp cận gói chính sách hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng và giãn thời gian cho vay; 44% doanh nghiệp được hỏi không tiếp cận được gói hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và gần 40% doanh nghiệp cho biết chưa đến được với chính sách gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế gia trị gia tăng....

Trong khi nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước ngặt nghèo như vậy thì việc tự lực để tiếp cận nguồn tài chính ngân hàng cũng không thuận lợi và dễ dàng.

Kết quả điều tra của VCCI chỉ rõ, 83% doanh nghiệp cho biết không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp; 60% doanh nghiệp nhận thấy lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân luôn khó khăn hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước; 46% doanh nghiệp phản ánh thủ tục vay vốn còn rất phiền hà và 39% doanh nghiệp được hỏi cho biết ngân hàng, các tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp.

Đó là chưa kể, có khoảng 38% doanh nghiệp đồng ý với nhận định "việc bồi dưỡng cho cán bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng để được vay vốn là phổ biến"; thậm chí có tới 26% doanh nghiệp phản ánh hiện tượng "cán bộ ngân hàng/tổ chức tín dụng cố tình bắt lỗi, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ"...

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Tô Hoài Nam - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, vốn quyết định tới 45-50% sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có các giải pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp tiếp cận được chính sách tín dụng ưu đãi.

Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay trong rủi ro

Trước thực trạng này, tại cuộc họp báo thông tin về công tác tín dụng, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dịch COVID-19 đợt 4 diễn ra đã tác động tiêu cực đến hoạt động của toàn nền kinh tế, trong đó có ngân hàng. Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn đặt mục tiêu quan trọng nhất là hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, hạn chế sự đổ vỡ hàng loạt của doanh nghiệp.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt khoản dự trữ của mình nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay. NHNN coi mục tiêu hỗ trợ cho nền kinh tế là trọng yếu, làm sao để hạn chế ít nhất sự đổ vỡ, rút khỏi thị trường của doanh nghiệp. Và đó sẽ tiếp tục là mục tiêu trong 6 tháng cuối năm của NHNN, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh -Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho hay, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới...).

Ngoài ra, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất, triển khai chính sách cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao động do bị ngừng việc, gián đoạn sản xuất cho ảnh hưởng COVID-19 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Giải bài toán bằng quỹ tín dụng không tài sản đảm bảo 

Nhìn nhận về vấn đề này TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, giảm lãi suất là câu chuyện mà các thành phần kinh tế đều mong muốn. Nhưng, nói đi thì phải nói lại, trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải giữ 1 biên độ lợi nhuận đâu đó tối thiểu cũng phải 3%, tức là lãi suất đầu ra trừ đi chi phí đầu vào của họ, phải có biên độ lợi nhuận ở ngưỡng 3% để trang trải các khoản như chi phí.

Do đó, nếu chi phí đầu vào không giảm được, tức là ngân hàng vẫn phải trả lãi cao cho vốn huy động từ người dân và các thành phần kinh tế, thì rất khó giảm thêm lãi cho vay.

Giảm lãi là một chủ trương đúng đắn nhưng đây là bài toán không hề dễ giải. Đặc biệt, trong lúc dịch bệnh mà yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất càng không đơn giản. Chưa kể mới đây, một vài ngân hàng đã có động thái tăng lãi suất huy động để thu hút vốn.

Vì thế, trước mắt cần có giải pháp đó là Ngân hàng Nhà nước đứng ra tổ chức 1 tổ hợp tín dụng với tỷ lệ đóng góp 5%, 10%... Với hạn mức khoảng 3.000 tỷ đồng và lãi suất rất thấp, đâu đó 4 - 5% được vận hành dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Tổ hợp tín dụng này thiết lập với mục đích cho vay, đặc biệt là cho vay đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong dịch bệnh, độ rủi ro rất lớn và phải cho vay theo dạng tín chấp, chứ nếu đòi phải có tài sản bảo đảm thế chấp chắc sẽ rất khó. Và để hạn chế rủi ro cho tổ hợp tín dụng này thì Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa vào quỹ tín dụng địa phương làm “lá chắn”, ông Hiếu nhấn mạnh.  

anhtuyentruyen

Khánh Linh

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm