(CLO) Sau một năm với những sự kiện chỉ có trong 'ngày tận thế' như bất ổn xã hội toàn cầu, căng thẳng địa chính trị gia tăng cho đến đại dịch COVID-19 bùng nổ, Thế vận hội Olympic và Paralympic vào năm tới tại Nhật Bản được xem là liều thuốc tinh thần cho một thế giới đang bị tổn thương sâu sắc.
Các vòng tròn Olympic khổng lồ được chiếu sáng tại Công viên Hải dương Odaiba ở Tokyo vào ngày 1 tháng 12. Ảnh: Reuters
Cái nhìn từ quá khứ
Tùy thuộc vào tình hình đại dịch diễn ra, sự kiện này có thể không thể tạo sự thu hút như một năm bình thường hoặc không được chào đón số lượng lớn người hâm mộ đến thăm Nhật Bản. Tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ vẫn tạo ra những khoảnh khắc đầy cảm hứng mà mọi Thế vận hội và Paralympic đã từng mang lại như trong quá khứ.
Ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, Hiệp ước Olympic được thiết lập bởi các vị vua của các phe phái tham chiến nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên, nghệ sĩ và gia đình của họ đến và đi thi đấu trong Thế vận hội Olympic một cách an toàn. Cuộc chơi đã tạo ra những giây phút thăng hoa và niềm vui vô cùng to lớn với không chỉ những vận động viên, mà cả những đội tham gia.
Ở thời hiện đại, kể từ khi thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 1894, mục đích của Phong trào Olympic là 'đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các cuộc xung đột trên thế giới'. Và, với vai trò của mình Thế vận hội đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ, giúp kết nối và hóa giải những bất đồng hay xung đột khi những vận động viên của quốc gia thù địch có thể bắt tay nhau, chúc mừng nhau trước mỗi chiến thắng xứng đáng.
Tuy nhiên, Thế vận hội Olympic và Paralympic có một lịch sử lâu dài khi đối mặt với nghịch cảnh. Nhật Bản được cho là tổ chức Thế vận hội vào năm 1940, cùng với Thế vận hội năm 1944, đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi Thế vận hội năm 1948 được tổ chức tại London, nó được gọi là Đại hội thể thao thắt lưng buộc bụng và khi thế giới quay cuồng với tác động kinh tế và con người bởi của chiến tranh. Các vận động viên phải thi đấu trong điều kiện không có sân vận động hay bất cứ nhà thi đấu nào được xây dựng.
Thế vận hội năm 1920, diễn ra ngay sau Thế chiến thứ nhất cũng trong tình trạng khó khăn ấy. Dẫu vậy, các quốc gia tổ chức cũng như Ủy ban Olympic quốc tế vẫn vượt qua những khó khăn và thách để duy trì Đại hội thể thao với tinh thần quốc tế cao nhất. Việc thiết lập truyền thống thả chim bồ câu được xem như một biểu tượng của hòa bình.
Năm 2020, Thế vận hội Olympic tại Tokyo đã không thể diễn ra bởi đại dịch COVID-19 khủng khiếp khiến hơn 60 triệu người nhiễm bệnh và hơn 1,5 triệu người tử vong. Nước chủ nhà Nhật Bản và Ủy ban Olympic đang rất quyết tâm và kỳ vọng, sự kiện này có thể được tổ chức vào tháng 3 năm 2021.
Đây là dịp kỷ niệm tròn một thập kỷ kể từ trận động đất ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, khiến 16.000 người chết và sự kiện này có lẽ sẽ tượng trưng cho khả năng phục hồi của Nhật Bản.
Thế vận hội Olympic và Paralympic là liều thuốc tinh thần không thể thiếu
Harrison Dillard (trái) về đích đầu tiên trong trận chung kết nước rút 100 mét nam trong Thế vận hội Olympic ở London năm 1948: sự kiện diễn ra mà không có sân vận động mới nào được xây dựng. Ảnh: Reuters
Với những khó khăn mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay và căng thẳng địa chính trị leo thang, hiếm có thời điểm quan trọng và ý nghĩa hơn để các quốc gia gác lại những khác biệt và đoàn kết để cạnh tranh trong sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới - Đại hội thể thao Olympic.
Nhiều người trên khắp thế giới đang phải chịu đựng sự căng thẳng, lo lắng và khó khăn về kinh tế do đại dịch COVID-19. Các cơ quan y tế đang báo cáo sự gia tăng mạnh các vấn đề sức khỏe tâm thần vào năm 2020 và các tổ chức từ thiện cảnh báo về sự gia tăng các vấn đề liên quan như lạm dụng chất kích thích và bạo lực gia đình.
Tại Nhật Bản, số vụ tự tử đã tăng lên 2.153 vào tháng 10 năm 2020, tăng 160% vào tháng 10 năm 2019. Con số này lớn hơn tổng số người chết được ghi nhận do COVID ở Nhật Bản trong toàn bộ đại dịch, vào cuối tháng 11 năm 2020, là 2.087 người.
Sự lo lắng kết hợp bởi môi trường địa chính trị của quá trình phi toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, khiến thế giới bị chia rẽ với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Sự thù địch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không có dấu hiệu giảm bớt với việc chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden có khả năng sẽ gây sức ép với Trung Quốc trong nhiều vấn đề như COVID-19, Hong Kong,... Australia, Ấn Độ và những nước khác đang tham gia vào các tranh chấp của riêng họ với Trung Quốc; căng thẳng gia tăng giữa châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ; giữa Israel và Iran; Và, trong suốt thời gian đó, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu di chuyển theo một con đường không chắc chắn để phân tách... Tất cả những điều này tạo nên một năm 2020 đầy hỗn loạn và bất ổn.
Sự hồi phục kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia và việc bùng phát trở lại của đại dịch ở nhiều nơi khiến thông tin về việc một số vắc xin COVID-19 được cấp phép chưa đủ tạo nên sự lạc quan về một năm 2021 hết dịch bệnh.
Tuy nhiên, bất kể quá trình phân phối vắc xin rồi những thách thức khác có thể gây ra những khó khăn, nhưng thế giới vẫn cần phải đoàn kết, chung tay chống lại đại dịch và những nguy cơ gây tổn hại cho các mối quan hệ quốc tế.
Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Tokyo đang được nước chủ nhà Nhật Bản chuẩn bị rất kỹ càng và sẵn sàng cho sự kiện lớn nhất thế giới trong năm 2021, với tiêu chí an toàn cho sức khỏe và mang lại niềm vui cho những người thi đấu và những người tham dự các sự kiện.
Tùy thuộc vào tình trạng của đại dịch, Nhật Bản có thể chứng kiến ít người hâm mộ đến thăm hơn dự kiến, nhưng họ hy vọng vẫn sẽ vẫn có cơ hội cho đất nước sử dụng công nghệ kỹ thuật số để mang lại những trải nghiệm đặc biệt cho người hâm mộ trên toàn thế giới.
Tất cả đều thấy, nhiều môn thể thao khác đã hoạt động trở lại dù có thể nó chỉ diễn ra trong tình trạng vắng bóng khán giả. Song, điều đó vẫn có thể đáp ứng đáng kể nhu cầu thưởng thức của những khán giả đã bị bỏ "đói" trong gần suốt một năm qua bởi đại dịch.
Chính phủ Nhật Bản cho thấy họ đã sẵn sàng tổ chức các trận đấu thể thao đỉnh cao vào năm tới, nhưng quyết định về việc có tiến hành hay không lại thuộc về một số bên liên quan, bao gồm cả Ủy ban Olympic (IOC).
Dù thế nào, có một điều rõ ràng rằng, nếu Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Tokyo vào năm 2021 tiếp tục bị trì hoãn sẽ là một sự đáng tiếc lớn đối với thế giới vốn đã phải chịu đựng những khó khăn, mất mát trong năm 2020.
Thế vận hội không chỉ là sân chơi của những vận động viên, tôn vinh tinh thần thể thao cao thượng, nó còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, 'đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các cuộc xung đột trên thế giới'.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.