Thêm 2 người thiệt mạng khi cảnh sát Myanmar nổ súng vào đoàn biểu tình

Chủ nhật, 21/02/2021 17:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ít nhất hai người đã thiệt mạng tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, hôm thứ Bảy (20/2) khi cảnh sát nổ súng để giải tán các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự.

Sự kiện: nổ súng

Một người đàn ông bị thương được các nhân viên cứu hộ cấp cứu sau cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự, ở Mandalay, Myanmar, vào ngày 20 tháng 2 - Ảnh: Reuters

Một người đàn ông bị thương được các nhân viên cứu hộ cấp cứu sau cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự, ở Mandalay, Myanmar, vào ngày 20 tháng 2 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

3 người chết ở các cuộc biểu tình tại Myanmar

Theo truyền thông địa phương, cảnh sát đã nổ súng và các nhân chứng cho biết ít nhất 20 người bị thương trong khi 30 người khác bị giam giữ. Trong số hai người chết, một người biểu tình bị bắn vào đầu và người còn lại bị bắn vào ngực, báo cáo cho biết.

Ngày 20/2 được xem là ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội Myanmar thực hiện đảo chính giành chính quyền vào ngày 1 tháng Hai. Kể từ đó, hàng trăm nghìn người dân Myanmar đã xuống đường biểu tình.

Theo các nguồn tin, lực lượng an ninh Myanmar được cho là đã đụng độ với các công nhân nhà máy đóng tàu và những người biểu tình khác tại thành phố Mandalay.

Một số người biểu tình đã bắn súng cao su và cảnh sát đáp trả bằng hơi cay. Các nhân chứng cho biết, có nhiều tiếng súng nổ nhưng không rõ là đạn thật hay đạn cao su.

Trước sự kiện khiến hai người chết vào hôm thứ Bảy (20/2), trước đó một người phụ nữ trẻ cũng đã tử vong sau khi trúng đạn từ cảnh sát và là người đầu tiên chết kể từ khi cuộc đảo chính quân sự xảy ra.

Những người biểu tình đã rất đau buồn về Mya Thwate Thwate Khaing, một phụ nữ 20 tuổi đã chết hôm thứ Sáu (19/2) vì bị bắn vào đầu trong một cuộc biểu tình ở thủ đô Naypyitaw vào ngày 9 tháng 2. Cô gái chỉ sống được 10 ngày dù được các bác sỹ nỗ lực cứu chữa.

Hôm thứ Bảy (20/2), các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở cố đô Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, trong khi người dân thương tiếc cái chết của Thwate Khaing với vòng hoa và ảnh. Một số người biểu tình cũng tập trung phản đối đảo chính quân sự bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon.

"Cô ấy còn trẻ và có rất nhiều cơ hội, nhưng bây giờ mọi thứ đã bị phá hủy", một người đàn ông nói về Mya Thwate Thwate Khaing. "Quân đội chỉ nắm quyền bằng vũ khí, và nó tiếp tục đe dọa chúng ta".

Chị gái của Mya Thwate Thwate Khaing cho biết tang lễ của cô sẽ được tổ chức vào Chủ nhật tại thủ đô Naypyitaw. "Tôi thực sự muốn cộng đồng quốc tế giúp đỡ đất nước của chúng tôi, thay vì chỉ đứng nhìn", cô nói.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guteres lên án bạo lực đối với người biểu tình ở Myanmar - Ảnh: AP

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guteres lên án bạo lực đối với người biểu tình ở Myanmar - Ảnh: AP

Liên Hợp Quốc lên án bạo lực đối với người biểu tình

Trong vài ngày qua, những người biểu tình vẫn đổ ra đường nhưng quy mô nhỏ hơn so với cách đây một tuần. Điều này xuất phát từ chiến dịch mạnh tay của chính quyền quân sự khi cho phép quy quét và bắt giữ những người phản đối.

Hôm nay (21/2), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên tiếng phản đối việc "sử dụng bạo lực gây chết người" ở Myanmar sau vụ hai người biểu tình chống đảo chính thiệt mạng hôm 20/2.

"Việc sử dụng vũ lực gây chết người, đe dọa và quấy rối những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres viết trên mạng xã hội Twitter ngày 21/2. "Mọi người đều có quyền tụ tập trong hòa bình. Tôi kêu gọi các bên tôn trọng kết quả bầu cử và quay lại chế độ dân sự".

Cộng đồng quốc tế đã lên án hành động đảo chính của quân đội Myanmar vào ngày 1/2, yêu cầu quân đội trả những người bị bắt giữ bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức hàng đầu chính phủ, cũng như trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự ở Myanmar.

Cố vấn Nhà nước San Suu Kyin bị quản thúc sau khi bị bắt giữ ngày 1/2 và chưa được gặp luật sư của mình. Hiện bà San Suu Kyi đang đối mặt với 2 cáo buộc, gồm cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật quản lý thiên tai. Dự kiến bà San Suu Kyin sẽ xuất hiện trong phiên điều trần ngày 3/1.

Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực gây sức ép để quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính. Mới đây, thêm Anh và Canada thông báo áp đặt trừng phạt sau khi Mỹ đưa ra lệnh cấm đối với các lãnh đạo hàng đầu của quân đội nước này. Ngày 22/2, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ nhóm họp để thảo luận những biện pháp phản ứng với khủng hoảng ở Myanmar.

Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi quân đội lên nắm quyền, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết quân đội Myanmar sẽ trả lại quyền lực cho chính quyền dân sự sau một cuộc bầu cử dân chủ nhưng không ấn định thời điểm tiến hành cuộc bầu cử.

Tình hình tại Myanmar hiện tại vẫn hỗn loạn khi các cuộc biểu tình đang diễn ra với quy mô, cách thức khác nhau và phong trào bất tuân dân sự của các nhân viên nhà nước khiến hoạt động của nhiều bộ ngành trong chính phủ bị tê liệt.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h
Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

Giao tranh Israel và Hezbollah bùng phát trở lại, nhiều người thiệt mạng

(CLO) Các cuộc tấn công của quân đội Israel và các chiến binh Hezbollah hôm 27/3 đã khiến nhiều người dân ở cả hai bên biên giới Israel - Lebanon thiệt mạng. Các nhà quan sát lo ngại xung đột có thể tiếp tục leo thang.   

Thế giới 24h
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hôn nhân đồng giới

(CLO) Hạ viện Thái Lan đã bỏ phiếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào thứ Tư (27/3), đưa quốc gia Đông Nam Á này tiến một bước gần hơn đến việc trở thành lãnh thổ thứ ba ở châu Á làm điều này.

Thế giới 24h
Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

Cộng hòa Ireland sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện diệt chủng đối với Israel

(CLO) Cộng hòa Ireland hôm thứ Tư (27/3) cho biết họ sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện tội diệt chủng đối với Israel. Điều này thể hiện mối lo ngại ngày càng gia tăng của Ireland đối với các hoạt động quân sự của Israel tại Gaza kể từ ngày 7/10.

Thế giới 24h