Thêm “lửa” cho sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao

Thứ năm, 22/11/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nói đến Tây Bắc là người ta nghĩ ngay đến một miền đồi núi điệp trùng, đầy gian khó. Nhưng ngày ngày trên những rẻo núi cao, thung sâu ấy, vẫn có một đội ngũ thầy, cô giáo miệt mài gắn bó với công việc “gieo chữ”, góp phần ươm những mầm xanh cho đất nước. Đó là câu chuyện được nhóm tác giả báo Quân đội nhân dân (Nam Thắng – Đông Hà – Duy Văn) thể hiện qua tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc”.

Tác phẩm vừa đoạt giải A giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2018. Báo NB&CL đã có cuộc trò chuyện cùng các tác giả xung quanh tác phẩm này.

“Chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao

+ Tác phẩm đã cho người đọc thấy được những hy sinh thầm lặng, tấm lòng cao cả của thầy, cô giáo ở một trong những miền xa xôi, gian khổ nhất nước ta. Nhóm tác giả có thể chia sẻ về ý tưởng thực hiện tác phẩm này?

- Sự nghiệp giáo dục được Đảng ta xác định là quốc sách. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, cho nguồn nhân lực chất lượng cao và để phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu đổi mới toàn diện nền giáo dục rất tốt đẹp và thời sự. Tuy nhiên, còn nhiều những khó khăn, thậm chí là cản trở mục tiêu ấy. Để giải quyết vấn đề cần sự thấu hiểu, thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội. Chính vì lẽ đó chúng tôi tổ chức vệt bài này. 

Khi bắt tay viết tác phẩm này, chúng tôi đã được sự nhất trí cao, và sự ủng hộ nhiệt tình của Ban biên tập báo Quân đội nhân dân, đây cũng thể hiện một sự tin tưởng vào đội ngũ phóng viên của Phòng Văn hóa - Thể thao của báo. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì mảng giáo dục là mảng mới của phòng Biên tập Văn hóa thể thao. Chúng tôi cũng mới chỉ nhận trách nhiệm tuyên truyền về mảng giáo dục từ năm 2016. Bù lại, anh chị em phóng viên trong phòng luôn ưu tiên mọi mặt để vấn đề trọng yếu này được đề cập một cách thường xuyên, đặc biệt, trang 5, báo ra ngày thứ 2 có chuyên mục “Góc nhìn giáo dục” để đưa đến bạn đọc một góc nhìn có chiều sâu, góp phần cổ vũ (hoặc góp ý) cho ngành giáo dục.

Khi thực hiện tác phẩm, đoàn công tác của chúng tôi có 5 người. Sở dĩ đi nhiều vậy là bởi chúng tôi có tham vọng chia lẻ đội hình để đến với nhiều điểm trường hơn. Mục đích chính của chuyến công tác này là ghi nhận thực tế đời sống giáo viên vùng cao, ngoài ra còn nhằm khảo sát những điểm trường khó khăn nhất để phối hợp với các nhà tài trợ xây tặng lớp học, tặng áo quần, sách vở cho học sinh. Việc này thực tế nhiều năm qua Báo Quân đội nhân dân đã làm và làm có hiệu quả. Chứng kiến thực tế cùng với tình cảm của các thầy, cô giáo nơi những điểm trường heo hút càng giúp chúng tôi có thêm động lực trên hành trình tới thăm giáo viên vùng cao.

Báo Công luận
 Cô và trò trường Chiềng Hoa A (Mường La, Sơn La). Ảnh: Đông Hà
+ Với người làm báo, đằng sau những tác phẩm ấy, còn là những nhọc nhằn của chặng đường nghề nghiệp để tìm đến từng nhân vật, từng số phận. Có câu chuyện nào trong chuyến tác nghiệp đáng nhớ ấy khiến các anh không thể nào quên?

 

- Khi trực tiếp đi viết bài tại các trường, điểm trường thuộc vùng sâu vùng xa, chúng tôi khám phá ra nhiều sự kiện bất ngờ. Đó là giáo viên vùng cao không “giàu có” vật chất như đồng nghiệp dưới xuôi hằng nghĩ. Đã đành họ có 5 năm hưởng đồng lương thu hút vùng cao. Nhưng lương khởi điểm thấp cùng với sự xa xôi cách trở núi sông, đồng lương ấy cũng phải “khéo co” lắm lắm.

Rồi câu chuyện của những ông bố, bà mẹ lặn lội đưa con là giáo viên mới ra trường lên vùng cao là phổ biến. Những người thầy,  người cô còn rất trẻ, nhiều người trước khi trở thành giáo viên vùng cao chưa từng bước ra khỏi tỉnh nhà. Cách đây chừng 10 năm, đường sá khó khăn, núi ngăn, sông chắn, cuộc sống vùng cao còn nhiều lạc hậu, không ít bậc phụ huynh than rằng đưa con lên đây biết bao giờ mới gặp. Nhưng giáo viên trẻ có cái hay là thích thử thách, khám phá. Phần lớn trong số họ đều đã vượt qua những khó khăn ban đầu, yên tâm công tác, trở thành những “nhân cốt văn hóa” của địa phương. Quá trình công tác, bằng sự đồng cảm, lòng yêu nghề, họ thực sự trở thành những “chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao.

Có rất nhiều câu chuyện thầy, cô giáo miền xuôi lên “hòa mình” với vùng cao. Bắt đầu từ những bỡ ngỡ, lo lắng đến tình cảm trách nhiệm và rồi là tình yêu, họ đến với dân dựng lên nhiều mái ấm. Một cách rất tự nhiên, bản làng là quê hương thứ hai của họ. Xa rời quê hương, người thân, cha mẹ; vượt qua gian khó về vật chất, thiếu thốn đời sống tinh thần..., bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, họ đã vượt lên tất cả. Đó chính là những hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Quả thực phải đi, phải chứng kiến mới chia sẻ và đồng cảm thực sự với cuộc sống của họ. Chính họ đã cho những người cầm bút như chúng tôi hiểu hơn nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống bộn bề này.

Phản ánh toàn diện được đời sống của ngành giáo dục

+ Có rất nhiều câu chuyện về các thầy, cô giáo miền xuôi “cõng chữ” lên vùng cao, sự cống hiến của họ với sự nghiệp “trồng người” đã được những người cầm bút khai thác rất nhiều. Theo các nhà báo thì điều gì khiến tác phẩm này đoạt giải A mà còn là giải A đặc biệt xuất sắc năm nay?

- Chúng tôi mạo muội cho rằng, các tác phẩm đoạt giải A lần thứ Nhất này đều hay, có nhiều hình ảnh, thước phim chân tình, xúc động nhưng có lẽ tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc” đã phản ánh toàn diện được đời sống của ngành giáo dục. Trong đó những câu chuyện rất “đời” như đồng lương, nhà ở; về những khó khăn từ gia đình hay xã hội; sự tác động của tâm lý xã hội cũng như những chính sách chưa phù hợp đối với giáo viên vùng sâu vùng xa. Tôi lấy đơn cử như việc chủ trương xóa bỏ những điểm trường, gom học sinh về trung tâm các cộng đồng dân cư là một sáng kiến của Sở GDĐT tỉnh Lai Châu… Tất cả đã được phản ánh khá toàn diện phần nào giúp Bộ GD&ĐT xây dựng những cơ chế đặc thù phù hợp.

Một tình tiết không nhỏ nữa là khi xây dựng kế hoạch, chúng tôi dự định sẽ đăng loạt bài viết này vào trang 5 chuyên đề Văn hóa - Giáo dục – Thể thao của báo, nhưng khi đọc xong 3 kỳ, Ban Biên tập rất tâm đắc nên quyết chuyển ngay loạt bài ra “mặt tiền”, ngay giữa trang Nhất. Bài viết vì thế càng thu hút được sự chú ý quan tâm của xã hội, bạn đọc...

Báo Công luận
Nhà báo Đỗ Nam Thắng – Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao và các phóng viên: Đông Hà- Duy Văn nhận Giải A
 
+ Những câu chuyện kể mang đầy hơi thở cuộc sống, thấy dấu ấn của những đôi chân không mỏi, của những chia sẻ mà người làm báo trách nhiệm dành cho các thầy cô giáo nơi đại ngàn Tây Bắc. Điều ấy phải chăng là một trong những “chìa khóa” tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm này?

 

- Đúng vậy! Khi chúng tôi tiếp xúc trực tiếp với những nhà giáo, “cảm” được những vất vả, khó khăn của họ chúng tôi đã dành nhiều tình cảm, sự sẻ chia, nỗi cảm thông. Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn làm rõ hơn, sâu sắc hơn những giá trị “nhân bản” của người giáo viên nhân dân. Họ, thật sự là những con người đáng kính phục. Về cơ bản, sự đánh giá cao của ban tổ chức chính là sự nhìn nhận khách quan tới đời sống, hoạt động nghề nghiệp của giáo viên vùng cao. Tôi cho rằng đây là một sự đánh giá chính xác! Và điều ấy, chúng tôi cũng tin chắc rằng, sẽ là động lực to lớn để những người thầy, người cô ấy tiếp tục có thêm “lửa” trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.

+ Ngành giáo dục thời gian vừa qua có không ít những lùm xùm, điểm sáng trong ngành từ tác phẩm này đang lan tỏa một thông điệp tích cực, lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối... Quan điểm của  nhà báo như thế nào về điều này?

- Trong những năm qua, ngành giáo dục của chúng ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt công tác, nhất là trong việc cải tiến phương pháp dạy và học; chăm lo đời sống giáo viên... Bên cạnh đó, tinh thần vượt khó của nhiều cán bộ, giáo viên cũng là điều đáng khen ngợi. Chính họ, với lối sống đẹp, đã góp phần xóa tan đi những dư luận tiêu cực về nghề giáo. Cũng cần phải nói thêm rằng, giáo dục cũng như tất cả các ngành nghề khác trong xã hội khó tránh khỏi có những tồn tại, khuyết điểm, nhưng đó chỉ là số nhỏ, số ít... Một lần nữa chúng tôi khẳng định, sự nghiệp giáo dục nước nhà đã có những bước tiến đáng tự hào.

+ Vâng, xin cảm ơn các anh!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin mới

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Giao thông
Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.

Giao thông
Hà Nội: Mời thầu 104 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh tại thị xã Sơn Tây

Hà Nội: Mời thầu 104 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh tại thị xã Sơn Tây

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.

Dự án - Đầu tư
Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa biển, thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa biển, thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.

Đời sống
Bắt tạm giam mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

Bắt tạm giam mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Vụ án
Mạng lưới lừa đảo trực tuyến tại Myanmar vẫn nở rộ và đầy nhức nhối

Mạng lưới lừa đảo trực tuyến tại Myanmar vẫn nở rộ và đầy nhức nhối

(CLO) Ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến toàn cầu đang phát triển ở "quy mô chưa từng có" dù đã bị trấn áp mạnh mẽ gần đây.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Ứng dụng AI: Không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi

Ứng dụng AI: Không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi

(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.

Nghề báo
Ninh Bình: Giao ban báo chí và định hướng tuyên truyền tháng 4/2025

Ninh Bình: Giao ban báo chí và định hướng tuyên truyền tháng 4/2025

(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.

Nghề báo
Báo chí Yên Bái nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV

Báo chí Yên Bái nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV

(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.

Nghề báo
Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.

Nghề báo
Công bố quyết định sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên vào Báo Hưng Yên

Công bố quyết định sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên vào Báo Hưng Yên

(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Nghề báo
Báo chí Hà Tĩnh phát huy vai trò định hướng, đồng hành cùng công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy

Báo chí Hà Tĩnh phát huy vai trò định hướng, đồng hành cùng công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy

(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Nghề báo
Giới trẻ và nỗi sợ 'lạc hậu' trên mạng xã hội: Bắt kịp xu hướng, bỏ lỡ giá trị?

Giới trẻ và nỗi sợ 'lạc hậu' trên mạng xã hội: Bắt kịp xu hướng, bỏ lỡ giá trị?

(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.

Nghề báo
Phát động 'Giải báo chí vì một Hải Phòng phát triển' lần thứ VII

Phát động 'Giải báo chí vì một Hải Phòng phát triển' lần thứ VII

(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".

Nghề báo
Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nghề báo