(NB&CL) Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án đầu tư của UBND huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chưa quyết liệt kiểm tra, đôn đốc xử lý tình trạng chậm tiến độ của dự án; không cương quyết chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến hệ quả tăng tổng mức đầu tư của Dự án, chưa thực hiện hoàn thành dự án gây lãng phí, mục tiêu của dự án chưa mang lại hiệu quả - Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.
Lãng phí từ những dự án đầu tư hàng chục tỷ đồng
Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Đồng Miễu tại Trung tâm huyện lỵ huyện Sơn Tịnh mới (giai đoạn 1) được Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 4463/QĐ-UBND ngày 30/10/2015. Theo đó, UBND huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, quy mô diện tích 5ha, tổng mức đầu tư 48,813 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 2015 - 2018.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư đã điều chỉnh 5 lần gia hạn đến năm 2023, nhưng đến tháng 11/2024 chủ đầu tư chỉ thực hiện giải phóng mặt bằng với diện tích 2,82ha/4,9ha, chiếm tỷ lệ 57,5% quy mô dự án; chỉ mới thi công san nền hoàn thiện được 136/197 lô đất (đã bố trí 76 lô phục vụ tái định cư), các hạng mục còn lại đều dở dang, chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục tại khu vực khu phía Tây tuyến đường N12 chưa được kết nối đồng bộ; thực hiện giải ngân số tiền 12,588 tỷ đồng/24,010 tỷ đồng trên số vốn được phân bổ; để dự án dở dang.
Nhiều năm bị vướng “quy hoạch treo” của Dự án Khu công nghiệp VISIP Quảng Ngãi đã khiến 124 hộ dân (xóm 5, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) khổ sở.
Theo Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi, về tổ chức thực hiện dự án đầu tư: Ban quản lý dự án không đề nghị đưa vào kế hoạch bố trí vốn hàng năm của huyện để thực hiện dự án trong giai đoạn 2018 - 2020; dự án chưa được phê duyệt vào quy hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Tịnh nhưng UBND huyện có Tờ trình số 100/TTr-UBND ngày 21/1/2015 trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất (danh mục thu hồi đất dự án) trong năm 2015 là thực hiện không đúng quy định Luật Đất đai năm 2013.
Tính đến tháng 11/2024 đã chậm trễ trên 3 năm nhưng chưa thực hiện hoàn thành dự án do việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án đầu tư của UBND huyện chưa quyết liệt kiểm tra, đôn đốc xử lý tình trạng chậm tiến độ của dự án; việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong vùng dự án còn buông lỏng, làm chậm trễ công tác thu hồi đất, không kịp thời chỉ đạo xử lý dứt điểm; không cương quyết chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo xử lý hợp đồng thi công xây dựng dẫn đến chưa thực hiện hoàn thành dự án gây lãng phí, mục tiêu của dự án chưa mang lại hiệu quả… Dự án kéo dài từ năm 2015 đến nay có nguy cơ làm tăng chi phí bồi thường hỗ trợ 4,6 tỷ đồng và tăng 74 lô đất tái định cư.
Tại dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tịnh Phong được Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 17/10/2017 và phê duyệt dự án tại Quyết định 3926/QĐ-UBND ngày 31/10/2017, theo đó, UBND huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, quy mô diện tích 4,94ha, tổng mức đầu tư 70.215 tỷ đồng từ nguồn vốn khai thác quỹ đất; thời gian thực hiện 2017 - 2019; mục tiêu xây dựng khu khu dân cư mới, hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đất ở tại địa phương và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu ngân sách.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án chậm trễ tiến độ, phải 4 lần gia hạn đến năm 2023, nhưng đến tháng 1/2024 chủ đầu tư chỉ thu hồi được 3,78ha/5,23ha, chiếm tỷ lệ 72,27% quy mô dự án; mới thi công một số hạng mục (hệ thống kiot, nhà lồng, đường giao thông, hệ thống thoát nước...) nhưng tất cả đều dở dang, chưa hoàn thiện, chưa được kết nối đồng bộ; thực hiện giải ngân số tiền 19,494 tỷ đồng/45,0 tỷ đồng trên số vốn được phân bổ.
Đặc biệt, UBND huyện chưa quyết liệt kiểm tra, đôn đốc xử lý tình trạng chậm tiến độ của dự án; mặc dù việc lấn chiếm, cho thuê trái quy định đã được Thanh tra huyện Sơn Tịnh kết luận, xử lý từ năm 2015, sau đó UBND huyện Sơn Tịnh cũng đã có nhiều chỉ đạo UBND xã Tịnh Phong và HTX nông nghiệp Phong Niên, Ban quản lý dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Tịnh phối hợp xử lý dứt điểm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện xong nhưng không được UBND huyện chỉ đạo xử lý dứt điểm; không cương quyết chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo xử lý hợp đồng thi công xây dựng dẫn đến chưa thực hiện hoàn thành dự án gây lãng phí, mục tiêu của dự án chưa mang lại hiệu quả.
Chậm trễ do không có mặt bằng để thi công
Dự án Tuyến N9 Trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh mới được Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt tại Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 31/10/2018, theo đó giao UBND huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án là cơ quan quản lý dự án; chiều dài tuyến 910,8m, tổng mức đầu tư 48.000 triệu đồng từ vốn ngân sách tỉnh 60% và ngân sách huyện 40%, thời gian thực hiện 2019 - 2021; mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh mới.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án, chậm trễ tiến độ, phải 2 lần gia hạn đến năm 2023 nhưng đến tháng 1/2024, chủ đầu tư mới chỉ được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và thi công xây dựng hoàn thiện phạm vi tuyến đường dài 679m/910,8m (từ Km0+82,8 - Km0+828), phạm vi còn lại (gồm đoạn đầu tuyến dài 149m giáp với bờ sông Trà Khúc và đoạn cuối tuyến dài 82,8m giáp với Quốc lộ 24B) chưa lập, phê duyệt phương án bồi thường; thực hiện giải ngân số tiền 20,01 tỷ đồng/29,0 tỷ đồng trên số vốn được phân bổ.
Tiếp đó, dự án Khu tái định cư Vũng Thảo, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ngày 10/7/2019, theo đó giao UBND huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, quy mô diện tích 4,2ha, tổng mức đầu tư 39.000 triệu đồng từ nguồn kinh phí do Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi ứng trước sau đó sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho các dự án mà Công ty TNHH VISIP Quảng Ngãi đang triển khai trên địa bàn tỉnh; thời gian thực hiện năm 2019 - 2020; mục tiêu đảm bảo đất ở bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi - giai đoạn 1B.
Sau khi được phê duyệt dự án tháng 7/2019, việc tạm ứng vốn từ Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi theo chủ trương đầu tư của UBND tỉnh tại Công văn số 4766/UBND-CNXD ngày 13/8/2018 gặp vướng mắc nên Ban quản lý dự án không có vốn để thực hiện dự án. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 57/TB-UBND ngày 18/3/2020, UBND huyện Sơn Tịnh đã thực hiện các thủ tục để được UBND tỉnh bố trí vốn 15.000 triệu đồng từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và dự án được UBND huyện Sơn Tịnh giao vốn 15.000 triệu đồng tại Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 27/11/2020. Theo hợp đồng, thời gian thi công là 12 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng 16/5/2020 nhưng đến tháng 11/2024 dự án chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là không đúng tiến độ.
Công tác lập, thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chưa chặt chẽ, chưa sát thực tế nên trong quá trình thi công có phát sinh sự sai khác với hồ sơ thiết kế…
Qua đó, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh khẩn trương tiến hành rà soát lại sự phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, đánh giá hiệu quả đầu tư, nguồn lực tài chính thực hiện các dự án và mục tiêu đầu tư để xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục thực hiện, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh dự án để làm cơ sở tổ chức thực hiện, đảm bảo quy định, tránh lãng phí, thất thoát.
Đồng thời, tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện qua các thời kỳ về các hạn chế, thiếu sót, vi phạm thuộc trách nhiệm đã nêu.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
(NB&CL) Thông báo kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại doanh nghiệp này. Qua đó, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với những thiếu sót, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân có liên quan.
(NB&CL) Trước những sai phạm tại dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo và dự án Khu nhà ở Hoa Lan, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Bằng cách nào đó, rừng tự nhiên tại khu vực Nông trường Thạch Quảng (xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) vẫn bị khai thác trái phép giữa thanh thiên bạch nhật.