Thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Thứ ba, 12/06/2018 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giai đoạn 1954 – 1975 là một thời kỳ gian lao, vất vả, miền Bắc vừa bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho miền Nam đấu tranh giải phóng, chống Mỹ cứu nước. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều gương điển hình, trở thành huyền thoại của phong trào thi đua yêu nước.

Các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 1954 - 1975 hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào đã không ngừng được đẩy mạnh; trong công tác thi đua, coi trọng xây dựng, nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến nhằm tạo ra động lực mới trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu.

Trong phong trào thi đua thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu: điển hình là tấm gương bà Nguyễn Thị Thạc - Kiện tướng đứng máy sợi của nhà máy dệt Nam Định, chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng đã có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ trong sản xuất và lao động, phong trào xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì có hợp tác xã Đại Phong - Hợp tác xã tiên tiến... những tấm gương đó góp phần quan trọng vào việc động viên mỗi người cùng nỗ lực thi đua thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến miền Nam anh hùng và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Báo Công luận

Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả tăng gia sản xuất hoa màu của địa phương với Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Hải Dương, ngày 31/5/1957).

Báo Công luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải - công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc - là một trong những ngọn cờ thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ngày 25/12/1958.
Báo Công luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II. Hà Nội, tháng 7/1958.

Báo Công luận

Nông dân hợp tác xã Đại Phong, tỉnh Quảng Bình - lá cờ đầu trong phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp vui mừng chứng kiến chiếc máy cày do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng đang cày thử những luống cày đầu tiên, tháng 6/1961.

Báo Công luận

Một buổi thao diễn kỹ thuật của công nhân nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng - lá cờ đầu của ngành công nghiệp toàn miền Bắc đầu những năm 60, thế kỷ XX.

Báo Công luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hợp tác xã Đồng Tâm, tỉnh Phú Thọ - một điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống mới của bà con kiều bào mới về nước, ngày 21/3/1961.

Báo Công luận

Em Hoa Xuân Tứ, học sinh lớp 6 (Nghệ An), cụt cả hai tay vẫn nỗ lực học tập trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ” và kiện tướng về thể dục tại Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV. (Hà Nội, tháng 01/1967).

Báo Công luận

Suốt 200 ngày đêm ròng rã đếm bom rơi và cắm tiêu xác định vị trí bom trên trọng điểm ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nữ anh hùng La Thị Tám cùng đồng đội của mình đã góp phần quan trọng thông đường cho những chuyến xe ra trận.

Báo Công luận

Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969.

Báo Công luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi chuyện mẹ Nguyễn Thị Suốt, người anh hùng đã chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, dưới bom đạn Mỹ  tại Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV. (Hà Nội, tháng 30/12/1966). 

Hoàng Lan

Tin khác

Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

(CLO) Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sáng nay 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa