Thị trường bất động sản TP.HCM đang có hiện tượng bị “ảo” giá

Thứ năm, 14/01/2021 13:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù lực cầu từ giới đầu tư ngoài ngành đang tăng mạnh, nhưng đa phần là đầu tư lướt sóng, chỉ tham gia với mục đích sinh lời nhanh rồi rút vốn. Điều này khiến thị trường rơi vào tình trạng bị “ảo” về giá trị, lẫn phân khúc.

Giá BĐS tại TP.HCM đang rất bất thường

Giá BĐS tại TP.HCM đang rất bất thường

Chỉ có 128 căn hộ bình dân được đưa ra thị trường trong năm 2020

Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong năm 2020, tổng nguồn cung căn hộ (bao gồm cả hàng tồn kho) tại TP.HCM đạt  23.833 sản phẩm.

Trong đó, gần 65% nguồn cung là căn hộ cao cấp, gần 30% là căn hộ trung cấp. Cá biệt, trong năm 2020, chỉ có 128 căn hộ bình dân tồn kho từ những năm trước được đưa ra thị trường, chiếm chưa tới 1% tổng nguồn cung trong năm.

Theo VARS, tổng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM là  21.312 sản phẩm, giảm 52,5% so với năm 2018 và giảm 15,1% so với năm 2019.

Trong tổng số nguồn cung căn hộ mới được đưa ra thị trường, có tới 65,7% là căn hộ cao cấp, 34,3% là căn hộ trung cấp. Không có bất kỳ dự án chung cư bình dân nào xuất hiện trong năm 2020 (0%). Dù vậy, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm tại TP.HCM tương đối cao, đạt 61,2%.

Theo đánh giá của VARS, do nguồn cung gần như không còn, nên giá bán của phân khúc căn hộ bình dân đã tăng chóng mặt, từ 20 triệu đồng/m2 lên 25 - 30 triệu đồng/m2, ngang ngửa với phân khúc trung cấp.

Giá bán của phân khúc trung cấp cũng tăng mạnh, tương đương 26,5% so với năm 2019 và 50,7% so với năm 2018.

Thị trường đang bị “ảo” giá

Đại dịch Covid-19 không tác động quá nhiều tới thị trường bất động sản TP.HCM. Dòng vốn đầu tư, khối lượng giao dịch trong năm vẫn nhộn nhịp và sôi động. Đặc biệt, vào 6 tháng cuối năm, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm tăng đột biến, gấp đôi so với đầu năm.

Đại diện VARS đánh giá, thị trường bất động sản TP.HCM đang có nhiều động lực tăng trưởng mạnh mẽ, như: Nền kinh tế vĩ mô đang tăng trưởng tốt, hệ thống giao thông đô thị đặc biệt đang dần hình thành,...

Đặc biệt, với sự quy hoạch xây dựng thành phố Thủ Đức và sân bay Quốc tế Long Thành (Đồng Nai) sẽ là bệ phóng, thúc đẩy cho thị trường bứt phá trong năm tới.

Trong vài năm gần đây, lực cầu của thị trường bất động sản TP.HCM đang tăng mạnh, nhờ sự chuyển dịch đầu tư từ các ngành nghề khác sang bất động sản. Số liệu từ VARS cho thấy, có tới 30% - 40% tổng cầu đầu tư là những nhà đầu tư không chuyên, chuyển hướng từ ngành nghề khác sang bất động sản để tìm kiếm cơ hội làm giàu.

Trong đó, dòng vốn đầu tư mới đang đổ dồn về quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, 3 quận được quy hoạch trở thành thành phố mới Thủ Đức. Ngoài ra, các tỉnh Đông Nam Bộ ven TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương hay Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư.

“Mặc dù lực cầu tăng mạnh, nhưng đa phần là đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt sóng, chỉ tham gia với mục đích sinh lời nhanh rồi rút vốn. Đó chính là tính ảo của thị trường bất động sản”, đại diện của VARS nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS chia sẻ: Trong thời gian ngắn, mặt bằng giá mới tại TP.HCM liên tiếp thay đổi, theo chiều tăng “thẳng đứng” và có dấu hiệu bị “ảo” giá.

Các dự án bình dân trở thành trung cấp, các dự án trung cấp thành cao cấp, các dự án cao cấp thì trở thành siêu cấp;...

Điều đáng nói, sự thay đổi phân khúc này chỉ đơn thuần là tăng giá, không đi kèm với chất lượng. Điều này là bất thường, khi không phản ánh đúng giá trị của bất động sản, dễ xảy ra bong bóng. Một thị trường phát triển theo hướng như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ra những bất ổn cho nền kinh tế, tài chính;...

Lâm Vũ 

Tin khác

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

(CLO) Nhiều số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đất nền đang giữ nhịp tăng khá tốt, đặc biệt là sau giai đoạn Tết Nguyên đán. Đó là những dấu hiệu tích cực báo hiệu thị trường đất nền đang bắt đầu bắt nhịp với sự phát triển trong chu kỳ mới.

Bất động sản
Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

(CLO) Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh Long An dự kiến sẽ sử dụng 127 khu đất với tổng diện tích hơn 1.000ha để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).

Bất động sản
Thị trường “chuyển trạng thái 180 độ” khi thành phố đảo Hoàng Gia ra mắt

Thị trường “chuyển trạng thái 180 độ” khi thành phố đảo Hoàng Gia ra mắt

(CLO) Với việc được áp dụng chính sách đột phá, trên nền tảng bán hàng mới cộng hưởng lợi thế hiếm có của vị trí và tiện ích, siêu phẩm Vinhomes Royal Island đang tạo ra kỳ vọng về những kỷ lục giao dịch chưa từng có trên thị trường bất động sản.

Bất động sản