(CLO) Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản vẫn “bình yên vô sự”. Do đó, giới chuyên gia đánh giá, trong năm 2022, thị trường này vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, thậm chí có thể bứt phá mạnh mẽ nếu dịch bệnh được kiểm soát.
Kỳ vọng vào các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý
Bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả tổng cung, tổng cầu và khối lượng giao dịch.
Đặc biệt, tại thời điểm cuối năm, thị trường bắt đầu sôi động, nhất là phân khúc đất nền ven đô, ngoại thành hoặc các khu vực giáp ranh với Hà Nội và TP.HCM.
Giới chuyên gia đánh giá, trong năm 2022, thị trường vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, thậm chí có thể bứt phá mạnh mẽ nếu dịch bệnh được kiểm soát.
Nhìn nhận từ thực tế, có thể thấy rằng, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản vẫn “bình yên vô sự”. Do đó, giới chuyên gia đánh giá, trong năm 2022, thị trường vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, thậm chí có thể bứt phá mạnh mẽ nếu dịch bệnh được kiểm soát trên quy mô toàn cầu.
Đồng tình với nhận định này, PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong năm 2022, thế giới và Việt Nam vẫn sẽ đối phó với đại dịch.
Trừ trường hợp có biến chủng mới quá đặc xuất hiện, còn lại, tác động của đại dịch sẽ dần được kiểm soát. Trên cơ sở đó, vốn đầu tư nước ngoài có thể vẫn tiếp tục vận hành vào Việt Nam.
Tuy nhiên PGS.TS Trần Kim Chung nhấn mạnh, bất động sản Việt Nam vẫn tồn tại một số rủi ro cần phải tìm cách tháo gỡ các điểm nghẽn.
Trong đó, ngành du lịch và dịch vụ trong năm 2022 vẫn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch. Vì vậy, thị trường bất động sản, nhất là các phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và bán lẻ vẫn phải phụ thuộc vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Do đó, đây thực sự là một biến cố không chắc chắn cho thị trường bất động sản.
PGS.TS Trần Kim Chung còn cho rằng, các rủi ro về kinh tế quốc tế không ảnh hưởng quá nhiều tới thị trường bất động sản.
“Thế giới đã trải qua 3 năm ứng phó với đại dịch nên cũng đã tiên lượng được tác động và phản ứng đối phó. Tuy vẫn còn là biến cố không chắc chắn nhưng cũng có thể được coi là có thể dự báo được mức độ tác động. Vì vậy, những biến động trong quan hệ kinh tế quốc tế cũng không lớn”, ông Chung nói.
Dù vậy, PGS.TS Trần Kim Chung kỳ vọng, trong năm 2022, Quốc hội, Chính phủ sẽ xem xét tháo gỡ các điểm nghẽn liên quan tới pháp lý, như sửa đổi lại Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công,... để tạo tiền đề cho thị trường tăng trưởng.
Thắt chặt phát hành trái phiếu, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó
Trong khi đó, TS Võ Thị Vân Khánh, Học viện Tài chính cho rằng, mặc dù trong ngắn hạn thị trường còn chưa ổn định trước tác động của làn sóng Covid-19 mới, triển vọng trung hạn của thị trường là tích cực.
Thắt chặt phát hành trái phiếu, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó.
Tuy nhiên, trong năm 2022, các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực, như thắt chặt dòng vốn vay từ doanh nghiệp bất động sản, hoặc kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu. Từ đó, sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền của nhà đầu tư và cả doanh nghiệp phát triển dự án.
Vì vậy, TS Võ Thị Vân Khánh lưu ý, để duy trì và cải thiện dòng tiền cho thị trường bất động sản từ nguồn tín dụng ngân hàng trong năm 2022, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần tiếp tục giữ vững lòng tin của các chủ nợ, của thị trường và đối tác; bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án và mục đích sử dụng vốn vay;
Đặc biệt, để duy trì độ nóng và lợi ích tích cực huy động vốn lớn và quan trọng trên thị trường tài chính từ kênh huy động vốn cho bất động sản qua trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần bảo đảm chất lượng phương án sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp phát hành;
“Các doanh nghiệp bất động sản cũng cung cấp thông tin minh bạch đầy đủ theo quy định và hỗ trợ các hoạt động kiểm soát, kiểm tra của các cơ quan chức năng, từ đó giảm thiểu các rủi ro và hành vi lạm dụng, lừa đảo gây thiệt hại cho khách hàng và cho chính mình”, bà Khánh nói.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Bất động sản công nghiệp, vốn được coi là ‘ngôi sao hy vọng’, luôn giữ vững đà tăng trưởng tốt trong suốt thời gian qua, là phân khúc nằm ngoài hiện trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi Mỹ áp thuế tới 46% hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua tại hai tòa OXH2 và OXH3 thuộc dự án xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông).
Tại sự kiện giới thiệu dòng căn hộ Xanh Sky thuộc dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island, 95% quỹ hàng đã tìm được chủ nhân. Đây là minh chứng cho sức hút của siêu phẩm đặc sắc có một không hai mà Sun Group dày công kiến tạo tại hòn đảo đẹp, độc đáo nhất Việt Nam.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.