Thị trường chứng khoán 2021: Bùng nổ cùng những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”

Thứ bảy, 01/01/2022 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thanh khoản bùng nổ với làn sóng nhà đầu tư mới tham gia ngày càng mạnh, các chỉ số chứng khoán đồng loạt lập đỉnh mới, quy mô vốn hóa thị trường tăng vọt kéo theo sự gia tăng đáng kể các doanh nghiệp tỷ USD là những dấu ấn đậm nét trên thị trường chứng khoán.

Các chỉ số chứng khoán lập đỉnh mới, quy mô vốn hóa thị trường tăng vọt

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một trong những giai đoạn thăng hoa nhất lịch sử với sự bùng nổ cả về quy mô vốn hóa và thanh khoản, qua đó ghi dấu ấn với hàng loạt kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2021, chỉ số VNIndex thiết lập đỉnh lịch sử mới với 1444,27 điểm, cao nhất trong 21 năm qua, tăng 7,62% so với tháng trước và tăng 30,84% so với đầu năm. VN30 đạt 1532,35 điểm, tăng 5,41% so với tháng trước và tăng 43,11% so với đầu năm.

thi truong chung khoan 2021 bung no cung nhung ky luc vo tien khoang hau hinh 1

Tính đến hết ngày 29/10/2021, HoSE có 532 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 8 mã chứng chỉ quỹ ETF, 98 mã chứng quyền có bảo đảm và 21 mã trái phiếu.

Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 115,46 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tăng 9,08% so với tháng trước, đạt khoảng 89% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX đóng cửa tháng 10 với HNX-Index đạt 412,12 điểm, tăng 15,33% so với cuối tháng 9 và tăng 102,89% so với đầu năm. UpCOM-Index cũng kết thúc tháng 10 tại mức cao nhất lịch sử tại 105,38 điểm, tăng 9,13% so với cuối tháng trước và tăng 41,54% so với đầu năm.

Số lượng doanh nghiệp tỷ USD ngày càng nhiều

Thị trường thăng hoa kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Tính đến cuối tháng 10/2021, toàn sàn chứng khoán có 58 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó riêng HoSE đã có 45 đại diện, UpCOM có 12 doanh nghiệp trong khi HNX chỉ có một cái tên duy nhất góp mặt.

5 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD đều đang niêm yết trên HoSE, bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Tổng Công ty Cổ phần Khí Việt Nam (GAS).

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn như Vietnam Airlines (HVN), ACV, VEAM (VEA), Becamex (BCM), Việt Tiến (VGG), Vinatex (VGT), Viettel Post (VTP), Viettel Global (VGI), Tập đoàn cao su (GVR),... bên cạnh những cái tên “đình đám” khối tư nhân như Sunshine Homes (SSH), Masan Consumer (MCH), Masan Meat Life (MML)… đã cổ phần hóa và chọn giao dịch trên UpCOM giúp quy mô sàn này tăng trưởng nhanh chóng.

Số lượng tài khoản mở mới lập kỷ lục hơn tổng 4 năm trước cộng lại

Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ có đóng góp rất lớn đến từ làn sóng nhà đầu tư mới (F0) trong nước. Việc chứng khoán được xếp vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và được phép hoạt động trong thời gian giãn cách đã tạo hiệu ứng tích cực thu hút ngày càng đông đảo người dân tham gia đặc biệt là từ đầu năm.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 10, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 129.751 tài khoản chứng khoán, tăng gần 15.000 tài khoản so với tháng trước và là mức cao thứ 2 trong lịch sử chỉ xếp sau con số kỷ lục đạt được vào tháng 6//2021.

Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước tăng phần nào đến từ việc nới lỏng các biện pháp giãn cách, mở cửa trở lại tại các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào diễn biến sôi động của thị trường chứng khoán khi VN-Index vượt đỉnh 1.400 điểm.

Lũy kế 10 tháng, số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt 1.085.645 tài khoản, gấp 2,8 lần số tài khoản mở mới của cả năm 2020 và cao hơn cả lũy kế 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 (với 1.028.321 tài khoản). Tính đến cuối tháng 10, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt 3,8 triệu đơn vị, tương khoảng 3,8% dân số.

Thanh khoản bùng nổ với nhiều phiên giao dịch tỷ USD, thậm chí 2 tỷ USD

Sự tham gia ngày càng sâu rộng của các nhà đầu tư cá nhân đã giúp giao dịch trên thị trường chứng khoán sôi động hơn đáng kể. Chỉ khoảng 2 năm trước, hiếm có phiên giao dịch nào thanh khoản chạm đến 10.000 tỷ đồng thì đến nay giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đã tăng vọt, thường xuyên duy trì trên dưới 30.000 tỷ đồng, thậm chí có phiên lên đến 52.000 tỷ đồng (~2,2 tỷ USD).

Tính riêng trong tháng 10, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã quay lại đà tăng với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt khoảng 22.139 tỷ đồng và 729,2 triệu cổ phiếu, tăng 5,94% về giá trị và tăng 2,68% về khối lượng so với tháng trước. Như vậy, từ đầu năm 2021 đã có 5 tháng giá trị giao dịch bình quân trên HoSE vượt hơn 20.000 tỷ đồng/phiên.

Theo nhiều chuyên gia, thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam có thể cao hơn nữa vì còn rất nhiều “tiền tươi” nằm trong tài khoản nhà đầu tư, chờ thời cơ để giải ngân. Theo số liệu từ các công ty chứng khoán vào cuối quý III/2021, số dư tiền gửi của khách hàng vào khoảng 92.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với quý trước, kỷ lục trong lịch sử.

Chưa kể “tiền nóng”, dư nợ cho vay tại 60 công ty chứng khoán hàng đầu đạt gần 154.000 tỷ đồng tính đến cuối quý III/2021, cao kỷ lục trong vòng 21 năm thị trường chứng khoán Việt Nam. Lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp, nhiều người đã quyết định chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán với kỳ vọng kiếm lợi nhuận cao hơn.

thi truong chung khoan 2021 bung no cung nhung ky luc vo tien khoang hau hinh 2

Khối ngoại bán ròng mạnh chưa từng có

Dòng tiền dồi dào của nhà đầu tư trong nước là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp thị trường chứng khoán vượt qua áp lực bán ròng lớn chưa từng có của khối ngoại. Thống kê từ HoSE cho thấy, khối ngoại đã giảm bán ròng 5.325 tỷ đồng trong tháng 10 trong đó HPG, NLG, PAN, SSI, NVL,... là những cái tên bị tập trung xả mạnh nhất.

Tính chung 10 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 46.404 tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt Nam, gấp gần 3 lần cả năm 2020. Con số này cũng vượt xa tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trong hai năm bán ròng duy nhất suốt một thập kỷ qua (2016 và 2020) cộng lại.

Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất từ đầu năm là HPG với giá trị 16.000 tỷ đồng; tiếp theo lần lượt là CTG (6.991 tỷ đồng), VNM (6.321 tỷ đồng), VIC (6.104 tỷ đồng), VPB (5.988 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua nhiều nhất STB, VHM, MWG và FUEVFVND.

Áp lực bán ròng giảm đáng kể trong những phiên cuối tháng 10 cùng với việc số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng trở lại là tín hiệu lạc quan đối với kỳ vọng khối ngoại sẽ sớm mua ròng trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau nhịp điều chỉnh sâu và bất ngờ cuối tháng 1, VN-Index đã trở lại nhanh chóng và không mất nhiều thời gian để vượt đỉnh 1.200 điểm sau 3 năm chờ đợi. Không dừng lại, thị trường tiếp tục đi lên mạnh mẽ và lần lượt chinh phục các mốc 1.300, 1.400 điểm với các chủ lực đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép. Trong đó, nhóm cổ phiếu “vua” đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi chiếm khoảng 1/3 tổng vốn hóa toàn thị trường.

“Cơn sóng” này kéo dài 2 tháng cho tới hết tháng 6 trước khi xuất hiện một nhịp điều chỉnh cần thiết. Dòng tiền sau đó đã có sự chuyển dịch từ cổ phiếu ngân hàng sang các nhóm ngành khác như bất động sản, dầu khí... trong khi chứng khoán, thép vẫn duy trì được phong độ.

VN-Index một lần nữa vượt đỉnh vào cuối tháng 10 bất chấp cổ phiếu ngân hàng vẫn có phần “lững thững”. Dòng tiền được lan tỏa rộng hơn giúp các cổ phiếu vừa và nhỏ nổi sóng đầy mạnh mẽ và trở thành điểm nhấn đáng chú ý thu hút nhà đầu tư.

Những tháng cuối năm, các hoạt động kinh tế dần phục hồi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Thị trường sẽ được hỗ trợ tích cực hơn đến từ các yếu tố cơ bản bên cạnh dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ngoài ra, câu chuyện nâng hạng, thoái vốn nhà nước, làn sóng đầu tư công, các hói kích thích kinh tế,... cũng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và vươn lên những đỉnh cao mới.

Gia Nguyên

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm