Thị trường gas Việt: Triển vọng và thách thức

Thứ năm, 15/11/2018 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc gian lận thương mại kinh doanh gas cũng như việc quản lý, điều hành không triệt để trong những năm qua đã tạo ra cho thị trường gas đầy những bất ổn. Nhiều thương hiệu gas nổi tiếng như Shell gas, Total gas, BP gas, Thăng Long gas đã đồng loạt phải thu gọn lại hoặc phải rút khỏi Việt Nam do tình trạng gian lận thương mại.

Nhiều thủ đoạn tinh vi

Báo Công luận

Lợi nhuận của mặt hàng gas đang hấp dẫn nhiều cá nhân và tổ chức (Ảnh TL)

 

 

Tại Hội thảo Thách thức và Triển vọng thị trường gas vừa được tổ chức hôm qua (14/11) nhiều chuyên gia đã cho rằng, gian lận thương mại kinh doanh gas hiện nay đang gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đối với kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, dẫn đến thất thu thuế nhà nước. Đặc biệt đây còn là những hiểm họa gây ra những vụ tai nạn, cháy nổ, gây bất bình trong dư luận, xã hội.

Cũng tại Hội thảo này, TS Võ Trí Thành - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh dự báo, trong 30 năm tới, năng lượng truyền thống như gas vẫn giữ vai trò quan trọng. Thị trường gas cạnh tranh không chỉ nhìn vào giá cả mà nó còn thể hiện ở mức độ đầu tư. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư với nguồn lực lớn và nhiều thủ đoạn cạnh tranh, chứng tỏ gas có sự hấp dẫn và lợi nhuận vô cùng lớn.

Ông Trần Trọng Hữu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng: Vấn đề nổi cộm trong suốt thời gian qua và liên tục kéo dài đến hiện nay là tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau. Thậm chí có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ của các hãng khác, cắt tai, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra thị trường làm thiệt hại cho nhà kinh doanh gas chân chính.

“Trên thị trường có bình gas làm giả nhãn hiệu của thương nhân có uy tín, vỏ bình bị hoán cải, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị chiếm dụng trái pháp luật gây tổn thất lớn cho người kinh doanh chân chính và rất nguy hiểm cho người tiêu dùng”, ông Hữu nhấn mạnh.

Trong khi đó, các đối tượng vi phạm không phải chi phí đầu tư vỏ bình, kiểm định, kiểm định định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa…. họ đã thu lợi bất chính. Điển hình là các thương hiệu nổi tiếng như Shell gas, Total gas, BP gas, Thăng Long gas phải thu gọn lại hoặc phải rút khỏi Việt Nam do tình trạng gian lận thương mại.

Cấm thuê và cho thuê bình gas

Báo Công luận
 

Cạnh tranh gas không lành mạnh ngoài thất thu ngân sách còn là mối nguy hiểm đe dọa người tiêu dùng (Ảnh TL)

 

Trong năm năm 2017 có nhiều vụ vi phạm lớn đã được các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra thu giữ hàng nghìn bình gas được sản xuất, bị chiếm dụng trái phép và xử lý theo quy định của pháp luật như: Vụ việc ở khu Công nghiệp Yên phong Bắc Ninh, vụ ở Dị sử Hưng Yên, vụ Hải Dương gas, vụ ở Trảng Bàng (Tây Ninh), Gas Phúc Khang ở Hoà Bình... Những hành vi vi phạm trên tiếp tục xẩy ra trong năm 2018 ở các địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Sóc Trăng, Bình Dương, Sơn La…

Tại Hội thảo, ông Trần Trọng Hữu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết thương nhân, doanh nghiệp đã phải đầu tư rất lớn, có khi tới hàng trăm tỉ đồng vào gas để trở thành chủ sở hữu bình gas. Do vậy các hành vi  gian lận gas sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh thị trường gas, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là gây bất ổn an ninh, trật tự trong xã hội. Các hình thức gian lận thương mại này đã dẫn đến đến một môi trường kinh doanh gas không lành mạnh cho thị trường.

Theo ông Trần Trọng Hữu, để thị trường gas hoạt động lành mạnh, đẩy lùi nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hành vi phạm sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ trên thị trường về mặt hàng gas, Hiệp hội Gas Việt Nam đề xuất bỏ quy định về việc các DN được thuê và cho thuê bình gas. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bình gas, đặc biệt là quyền được trả lại bình gas khi bị chiếm đoạt, chiếm dụng trái pháp luật và quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Hiệp hội Gas Việt Nam cần nên xem xét bỏ quy định doanh nghiệp phải có sổ theo dõi bình gas về số lượng, số seri, ngày tháng cung cấp bình cho khách hàng… Việc này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, rất tốn kém về nhân lực và khó khả thi.

Minh Phượng

Tin khác

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp