Thị trường phát điện cạnh tranh: Nhiều nhà máy điện gặp “khó” trong thanh toán

Thứ hai, 05/11/2018 10:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Trước đây, khi chưa tham gia vào thị trường điện cạnh tranh, ngay sau khi kết thúc tháng, đơn vị phát điện có thể phát hành ngay hồ sơ và hóa đơn thanh toán. Nhưng hiện nay, hồ sơ thanh toán phức tạp hơn và việc thanh toán phải kéo dài hơn do phải có sự xác nhận của nhiều bên tham gia” – một lãnh đạo của TKV xác nhận.


Báo Công luận
Đến nay cả nước đã có 87 nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường điện cạnh trạnh (Ảnh TL)


Giảm cơ hội kinh doanh

Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay, đến nay cả nước đã có 87 nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường điện cạnh trạnh với tổng công suất 22.946 MW, tăng 2,8 lần so với thời điểm mới vận hành thị trường vào tháng 7/2012 mới chỉ có 31 nhà máy điện. 

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, thời gian tới sẽ đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà máy năng lượng tái tạo... tham gia thị trường điện nhằm tăng số lượng các nhà máy trên thị trường.

Sau một thời gian tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều nhà máy đã thấy rõ những bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề cân đối thu chi.

Theo đại diện Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO2), khi tham gia thị trường điện cạnh tranh giúp, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp gặp phải những khó khăn. Cụ thể như liên quan đến vấn đề thời tiết. Nếu gặp phải tình hình thời tiết cực đoan, lưu lượng nước về hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với kế hoạch tính toán thì nhà máy vừa phải thực hiện cấp nước hạ du, vừa đảm bảo không vi phạm mực nước giới hạn theo quy định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy. 

Ngược lại, khi có mưa lũ, lưu lượng nước về hồ nhiều dẫn đến nguy cơ xả tràn nhưng do giới hạn truyền tải nên một số thời điểm các nhà máy thủy điện vẫn không được khai thác hết công suất như mong muốn theo bản chào giá. 

Ngoài ra, việc vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa bị ràng buộc về mực nước giới hạn trong mùa khô cũng như mùa lũ. Từ đó làm hạn chế nhà máy trong việc linh động trong xây dựng chiến lược chào giá vận hành tối ưu, giảm thiểu cơ hội kinh doanh trong thị trường điện. Đặc biệt, còn có nguy cơ rất cao trong việc tích không đủ nước cho hồ chứa phục vụ kế hoạch vận hành năm sau trong trường hợp xả tràn điều tiết về mực nước đón lũ và trước lũ nếu dự báo mới bị sai lệch. 

Báo Công luận
Thời gian thanh toán của các nhà máy bị kéo dài hơn so với trước khi vào thị trường (Ảnh TL)


Cần đảm bảo cân đối nguồn thu chi

Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3) cho hay, trong thực tế, khi nhà máy đi vào vận hành, một số nhà máy điện không thể đảm bảo được suất tiêu hao nhiên liệu như thiết kế ban đầu. Vì thế GENCO 3 kiến nghị, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) xem xét có cơ chế cho phép điều chỉnh giá điện của nhà máy điện theo kết quả thí nghiệm đo đạc suất hao nhiên liệu của tổ máy hoặc nhà máy điện. 

Ngoài ra, GENCO 3 cũng có những đề xuất liên quan tới thanh toán chênh lệch tỷ giá hàng năm. Theo đó, quy định tại Điểm 3, Mục III, Phụ lục V, Hợp đồng mua bán điện mẫu của Thông tư số 56/2016/TT-BCT: "Hàng năm, hai bên báo cáo Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực kết quả tính toán chênh lệch tỷ giá của năm liền kề trước đó, đề xuất phương án thanh toán." Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công Thương mới quyết định cho phép các đơn vị phát điện được thanh toán chênh lệch thực hiện cho phần trả gốc vay ngoại tệ hàng năm của năm 2015 và năm 2016, nhưng thực tế là các đơn vị phát điện mới chỉ được thanh toán qua doanh thu phát điện khoản thực hiện của năm 2015. 

"Để phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh của đơn vị phát điện, GENCO3 kiến nghị Bộ Công Thương cho phép các đơn vị được thanh toán chênh lệch phần trả gốc vay ngoại tệ hàng năm theo tỷ giá gốc là tỷ giá ngoại tệ tính toán trong phương án giá điện và hợp đồng mua bán điện của các nhà máy. Cùng đó, cho phép các đơn vị phát điện được thanh toán phần chênh lệch hàng năm sớm hơn để đảm bảo cân đối nguồn thu chi," đại diện lãnh đạo GENCO 3 nhấn mạnh. 

Về vấn đề thanh toán, theo ông Phạm Xuân Phong, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực – Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, thời gian thanh toán của các nhà máy bị kéo dài hơn so với trước khi vào thị trường. 

“Trước đây, khi chưa tham gia vào thị trường điện cạnh tranh, ngay sau khi kết thúc tháng, đơn vị phát điện có thể phát hành ngay hồ sơ và hóa đơn thanh toán. Nhưng hiện nay, hồ sơ thanh toán phức tạp hơn và việc thanh toán phải kéo dài hơn do phải có sự xác nhận của nhiều bên tham gia. Do hồ sơ thanh toán nhiều nên các đơn vị cũng mất nhiều thời gian trong việc lập và phê duyệt hồ sơ thanh toán,” ông Phong nói. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Bộ Công Thương có biện pháp xem xét tính toán giá trần thị trường phù hợp để giá thị trường phản ánh đúng với quy luật cung cầu đồng thời, xem xét các phương án để đơn giản và rút ngắn hơn nữa việc lập, phê duyệt và thanh toán đối với hồ sơ thanh toán hàng tháng của các đơn vị phát điện. 

Nguyễn Mạnh



Tin khác

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp