"Đánh thức" Du lịch Yên Bái

Thị xã Nghĩa Lộ: Phát huy thế mạnh, tập trung xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng

Thứ bảy, 18/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Du lịch cộng đồng (homestay) những năm gần đây được xem là dấu ấn nổi bật trên hành trình phát triển của du lịch Yên Bái. Và một trong những địa phương chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của mô hình du lịch cộng đồng là thị xã Nghĩa Lộ.

Nhận diện thế mạnh từ tiềm năng sẵn có

Là một thị xã nhỏ nhất cả nước, vỏn vẹn mới chỉ 30km2, chủ yếu là địa hình đồi núi, nhưng bù lại, Nghĩa Lộ có vị trí thuận lợi, nằm ở trục kết nối các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của tỉnh Yên Bái: Trung tâm văn hóa Mường Lò - Rừng Chè cổ thụ San Tuyết Suối Giàng - Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Rừng thông Trạm Tấu với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai,... Nghĩa Lộ còn là địa phương sở hữu nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, là xứ sở của hoa ban trắng, nhiều sản vật phong phú… Đặc biệt, Nghĩa Lộ được xem là vùng đất tổ của tộc người Thái đen đồng thời cũng là nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hóa đặc sắc đắm say lòng người. Đặc biệt, năm 2015, sáu điệu xòe cổ của người Thái ở Nghĩa Lộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Màn múa xòe trong đêm khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò năm 2018.

Màn múa xòe trong đêm khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò năm 2018.

Chính quyền Nghĩa Lộ nhận diện rất rõ rằng những tiềm năng riêng có ấy cũng chính là lợi thế để Nghĩa Lộ có thể đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Việc phát triển du lịch sẽ là một bước đột phá, trọng tâm trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân thị xã. Tất nhiên, quan điểm của địa phương là phải phát triển bền vững, không đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Trên hết, muốn làm được tất cả những điều đó, phải xây dựng được một chiến lược phát triển lâu dài.

Hướng đi mới thành công từ một đề án

Từ quan điểm ấy, năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã ra mắt và triển khai Đề án “Thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 - 2020” với hệ thống các chỉ tiêu phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó chú trọng đến các chỉ tiêu về du lịch như: tỷ trọng ngành du lịch chiếm 7%, bình quân mỗi năm đón 60.000 lượt khách; xây dựng bản làng văn hóa truyền thống, xây dựng con người văn hóa. Trên hết là hướng Nghĩa Lộ đến mục tiêu trở thành thị xã văn hóa, trung tâm thương mại, du lịch phía Tây của tỉnh Yên Bái.

Tính đến năm 2018 - 5 năm sau khi hiện thực hóa Đề án, thị xã đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch: tôn tạo, xây dựng các thiết chế văn hóa; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, khai thác, phát huy. Tuy nhiên, thành tựu ấn tượng nhất của du lịch Nghĩa Lộ những năm qua là xây dựng và thực hiện thành công mô hình du lịch cộng đồng.

Homestay Lan Rừng – Nghĩa Lộ.

Homestay Lan Rừng – Nghĩa Lộ.

Thị xã đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng, học tiếng Anh du lịch cho người dân; khai thác, quy hoạch cánh đồng Mường Lò, khu du lịch sinh thái Nậm Đông, bảo vệ dòng suối Thia, xây dựng các thương hiệu sản phẩm phục vụ du lịch như: hàng thổ cẩm, gạo thương hiệu Mường Lò, rượu Bách Chi, thịt trâu gác bếp; liên kết với các địa phương trong tỉnh tổ chức các tour, tuyến du lịch; kết nối với các công ty du lịch nước ngoài quảng bá và giới thiệu du khách quốc tế đến với thị xã… Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, khai thác, phát huy như: phục dựng lễ hội truyền thống dân tộc Thái; truyền dạy chữ Thái cổ, các điệu múa dân gian, chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc. Hằng năm, thị xã tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò gắn với nhiều sự kiện, hoạt động ấn tượng tạo điểm nhấn thu hút và xúc tiến, quảng bá du lịch. Hai bản làng văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng và sinh thái tại bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi và bản Đêu II, xã Nghĩa An từng bước định hình và dần rõ nét.

Đặc biệt, Nghĩa Lộ đã khuyến khích lựa chọn và phối hợp với người dân để xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Với nhiều cơ chế, chính sách như hỗ trợ vốn cho các hộ xây dựng cơ sở vật chất, mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng, liên kết với các địa phương khác trong tỉnh tổ chức các tour, tuyến du lịch qua địa bàn… Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ đã hình thành hai điểm du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An và Nghĩa Lợi với trên 20 hộ dân tham gia và thu hút được gần 50 công ty lữ hành trong nước, quốc tế đưa khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đồng thời, thị xã đã xây dựng liên kết các địa phương trong tỉnh thành các tuyến du lịch như: Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải liên kết tour du lịch tham quan Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, đèo Khau phạ, thăm các cơ sở chế tác công cụ lao động, các lễ hội của đồng bào Mông; tuyến Nghĩa Lộ - Văn Chấn tham quan vùng chè Suối Giàng; Nghĩa Lộ - Văn Yên tìm hiểu văn hóa người Dao, Lễ hội Quế, đền Đông Cuông; mở rộng liên kết các tỉnh khu vực Tây Bắc xây dựng các tour tuyến du lịch gắn với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Điện Biên Phủ...  Hợp tác xã (HTX) Du lịch Mường Lò cũng đã được thành lập với 13 hội viên, là HTX đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thành viên chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái làm du lịch cộng đồng. 

Qua đó, lượng du khách đến với Nghĩa Lộ không ngừng tăng lên. Năm 2018, thị xã đã đón và phục vụ 77.000 lượt khách du lịch, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 184 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019, thị xã đã đón 55.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế gần 3.000 người, đưa doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của thị xã lên 105 tỷ đồng.

Hơn thế, việc thúc đẩy du lịch cộng đồng còn mang lại những giá trị ý nghĩa lớn lao hơn như giúp khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống, bảo tồn nét đẹp văn hóa lâu đời, đặc biệt giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường, nếp sống văn hóa, giúp người dân hiểu rằng, làm du lịch không phải là làm những gì to tát, ở đâu xa, là công việc của nhà nước, của chính quyền, mà là của chính họ - những người dân. Điều tuyệt vời nhất sẽ là việc  mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

Thung lũng Mường Lò.

Thung lũng Mường Lò.

Những kết quả từ mô hình du lịch cộng đồng của Nghĩa Lộ  là rất đáng khích lệ nhưng chính quyền Nghĩa Lộ cũng hiểu rằng, phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng ở Nghĩa Lộ mới chỉ mang tính chất bước đầu. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng; thiếu các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí; chưa thực sự kết nối hiệu quả các điểm du lịch trên địa bàn với các địa phương khác trong tỉnh.

Thời gian tới, Nghĩa Lộ xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, khai thác phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, củng cố bộ phận xúc tiến du lịch và nâng cao chất lượng đội ngũ làm văn hóa từ thị xã đến xã, phường và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân dân gian tích cực tham gia các hoạt động sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa, các làn điệu dân ca, dân vũ, khai thác, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Ngoài các chính sách hỗ trợ cho người dân xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất, thị xã tập trung tuyên truyền cho người dân nhiều hơn nữa về cách làm du lịch cần phải chu đáo, tận tình, mến khách. Đặc biệt, các hộ tham gia mô hình du lịch homestay cần chú trọng công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có, du lịch cộng đồng sẽ ngày càng được xây dựng và mở rộng quy mô trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tạo dựng thương hiệu du lịch Homestay vùng Nghĩa Lộ chuyên nghiệp, thân thiện trong lòng du khách.

Minh Diễn

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa