Thiết kế sân vườn phong thủy theo nguyên tắc ngũ hành
Khi xây sân vườn nên thiết kế sao cho phù hợp phong thủy ngũ hành tương sinh với ngôi nhà tránh những ảnh hưởng không tốt hay làm đứt dòng chảy năng lượng của gia đình.
Sân vườn xưa hay nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành có: Sơn, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cụ thể:

Sơn: Sơn hay còn gọi là núi giả hay còn gọi là núi nhân tạo thường được dùng từ các loại đá: loại lớn từng mảng làm đường đi; hoặc làm vách ngăn; loại nhỏ hơn và có hình dáng đặc biệt sẽ được bố trí làm hòn non bộ… Đá núi thường được đặt hoặc xây dựng ở các vị trí phía Tây hoặc Bắc; tạo nét tương phản âm dương với hồ nước thường đặt ở phía Nam hoặc Đông.

Mộc: Tiểu cảnh trong sân vườn không thể thiếu việc trồng cây cối, hoa lá. Màu sắc, hình dáng loại cây cũng phải được chú ý vì vừa là vật thể sống động tạo nên khung cảnh tươi đẹp vừa hoa hợp quan hệ giữa con người và năng lượng sống từ thiên nhiên.

Kim: Các loại cây có vòm, tán lá rộng, khối hình cong tròn. Bạn có thể trồng tại lối dẫn đi vào nhà, một số loại cây hành Kim: Cây tre ngà, cây hoa ngọc lan, cây tùng,…Những khoảng trắng nhỏ hai bên lối đi tạo cảm giác ấm cúng và sinh động, giúp cho tâm trạng trở nên hưng phấn, dễ chịu sau ngày dài làm việc mệt mỏi.

Hỏa: Cây có hình dáng đâm thẳng lên phía trên, lá kim. Hoa có màu đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, cây theo dáng kim tự tháp đều thuộc hành hỏa. Hành hỏa mạnh hơn các hành khác nên phải lưu ý để tạo ra sự hài hòa với không gian. Vì nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy bùng phát kéo theo những điều không tốt cho gia chủ. Điều này làm cho không gian trở nên âm khí nặng.

Thổ: Hành thổ trong tiểu cảnh sân vườn được dẫn dắt theo các lối đi hoặc đất. Thổ là hành chứa đựng mọi thứ trên quả đất này và trong vườn nó sẽ là nền tảng dẫn dắt cho khí lưu thông. Vật trang trí sân vườn tượng trưng cho Thổ gồm: gạch, đá và những lối đi lát gạch. Những nơi có lá vàng nhiều, vào mùa thu cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng và dẫn dắt, tái tạo màu sau.
