Thiếu nhà ở cho công nhân: Áp lực lớn cho công tác chống dịch

Thứ tư, 01/09/2021 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong thời gian qua, các địa phương áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, “2 cung đường - một điểm đến”, dù vậy cả hai mô hình này đều có một số điểm bất cập, và nguyên nhân chính là thiếu nhà ở cho công nhân.

Nếu có đủ nhà ở xã hội cho công nhân, việc chống dịch sẽ khác

Kể từ đầu đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, có thể thấy, sự lây lan dịch bệnh tại các khu công nghiệp rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề an sinh - xã hội, mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm.

Đặc biệt, trong thời gian qua, các địa phương phía Nam đã áp dụng mô hình doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “một cung đường - hai điểm đến”, dù vậy cả hai mô hình này đều có một số điểm bất cập, và nguyên nhân chính là thiếu nhà ở xã hội cho công nhân.

thieu nha o cho cong nhan ap luc lon cho cong tac chong dich hinh 1

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thông tin, thực tế triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua càng khiến vấn đề nhà ở của công nhân càng lộ rõ bất cập. 

Phân tích rõ hơn về điều này, TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Chính phủ cho biết: Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, Bắc Ninh và Bắc Giang có xuất phát điểm gần giống với các tỉnh, thành phố phía Nam, tức là bùng dịch tại các khu công nghiệp.

Thế nhưng, Bắc Ninh và Bắc Giang dập dịch rất nhanh do 2 địa phương này tập trung được lượng lớn người lao động tại một điểm.

“Cho nên, chúng ta thấy là những doanh nghiệp nào mà thực hiện đúng quyết định của Chính phủ là xây nhà cho người lao động và tính chi phí sản xuất, thì bây giờ vẫn duy trì sản xuất, rất thuận tiện cho việc phòng, chống dịch, rất thuận tiện trong việc thực hiện là một cung đường, nhiều điểm đến”, TS Nguyễn Đức Kiên nói

Tuy nhiên, theo ông Kiên, nếu so sánh tương quan giữa mức lương bình quân của người lao động, với giá nhà ở xã hội sẵn có, có thể thấy sự chênh lệch rất lớn. Vì vậy, TS Kiên đề nghị, thay vì xây nhà ở để bán, các địa phương nên phát triển dòng nhà ở xã hội cho công nhân thuê giá thấp, thì phù hợp hơn.

“Kể cả xây nhà để bán cho công nhân, hay cho công nhân thuê, đều phải cần sự ra tay quyết liệt của Nhà nước và các địa phương. Và muốn làm được phải sửa Luật Đất đai và Luật Nhà ở”, TS Nguyễn Đức Kiên nói.

Cùng quan điểm này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thông tin, thực tế việc triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua khiến vấn đề nhà ở cho công nhân càng lộ rõ bất cập. 

Có những địa phương, tại một thôn ở gần các khu công nghiệp chỉ có hơn 1.000 dân, nhưng lại là nơi lưu trú của gần 10.000 công nhân lao động, điều này tạo nên sức ép rất lớn về mật độ dân số, gây áp lực về hạ tầng xã hội và dễ phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, những năm qua, đã có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, điển hình là việc Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội. 

Nhưng các chính sách này tới nay chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư, vì vậy, những nhu cầu về nhà ở cho công nhân lúc nào cũng nóng bỏng.

Trên cơ sở đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, đặt mục tiêu rõ ràng để thực hiện.

Đồng thời, cũng cần thiết phải bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước để làm “vốn mồi” cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, bởi chúng ta không thể khoán trắng nhà ở xã hội cho các nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Cùng với đó, đề nghị Quốc hội xem xét đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. 

Trong khi đó, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, quỹ đất đầu tư xây dựng phải nằm ngoài khu công nghiệp. 

Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi nhà quy hoạch phải có chiến lược xây dựng quỹ đất từ trước. Đồng thời các sở, ngành phải tích cực hỗ trợ đồng bộ về vốn, thủ tục cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. 

“Ngoài việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án, như giao thông, cấp điện, cấp nước, thì cần nghiên cứu bổ sung để các doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế suất 0%, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm”, ông Khanh nói.

Chính sách hỗ trợ nhiều, nhưng hiệu quả lại thấp

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm tối ưu cho sự phát triển của dòng nhà ở xã hội, nhất là phân khúc nhà ở giá thấp cho công nhân. 

Thế nhưng, cho tới nay, việc đầu tư xây dựng nhà ở công nhân đến nay vẫn không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, hiện cả nước mới gần 2,6 triệu m2, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đủ bố trí cho khoảng 330.000 người lao động. Con số này rất thấp so với nhu cầu của hàng chục triệu công nhân tại các địa phương.

Theo giải thích của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, có 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nhà ở dành cho công nhân.

Thứ nhất, tại một số địa phương, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.

Cũng có trường hợp có dự án bố trí, nhưng lại ở những vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai dự án nhà ở xã hội.

Thứ hai, các dự án đang rất khó tiếp cận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Vì vậy, có nhiều dự án không thể triển khai thực hiện do không có vốn.

Trước hiện tượng này, Bộ Xây dựng sẽ sớm có những giải pháp nhằm thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội, đặc biệt là dòng nhà ở giá thấp cho công nhân, từng bước tháo gỡ những khó khăn về chính sách, nhất là liên quan tới Luật Nhà ở 2014 và Luật Đất đai 2013, và có dòng vốn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dòng nhà ở này.

Nguyệt Hồ

Tin khác

Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

(CLO) Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án trên địa bàn liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An sau khi ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt.

Bất động sản
Almaz - “Viên kim cương” ẩm thực nức tiếng Thủ đô sẽ sớm hiện diện tại Móng Cái

Almaz - “Viên kim cương” ẩm thực nức tiếng Thủ đô sẽ sớm hiện diện tại Móng Cái

(CLO) Almaz - Thương hiệu ẩm thực nổi tiếng bậc nhất Thủ đô sẽ hiện diện tại Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái), bổ sung thêm một tiện ích đẳng cấp trong hệ sinh thái all-in-one mà dự án mang tới cho cư dân tương lai tại thành phố biên mậu.

Bất động sản
Nhu cầu tìm kiếm biệt thự liền kề tại thị trường Đồng Nai tăng mạnh

Nhu cầu tìm kiếm biệt thự liền kề tại thị trường Đồng Nai tăng mạnh

(CLO) Cùng với sự phục hồi về nhu cầu chung của thị trường, loại hình biệt thự liền kề với giá bán từ 6-8 tỷ đồng/căn tại Đồng Nai cũng nhận được nhiều quan tâm trong tháng 3/2024.

Bất động sản
Nhu cầu tìm mua chung cư tại TP HCM tăng mạnh trong tháng vừa qua

Nhu cầu tìm mua chung cư tại TP HCM tăng mạnh trong tháng vừa qua

(CLO) Mặc dù nguồn cung chưa cải thiện đáng kể, nhưng thị trường đã bắt đầu ghi nhận nhu cầu mua và bán tăng trở lại. Tập trung tại các phân khúc tầm trung với khoảng giá dưới 50 triệu đồng/m2.

Bất động sản
Gợi ý giải pháp đấu giá đất 'vàng' tại khu đô thị Thủ Thiêm

Gợi ý giải pháp đấu giá đất 'vàng' tại khu đô thị Thủ Thiêm

(CLO) Việc đấu giá đất "vàng" tại Thủ Thiêm sẽ vẫn là tâm điểm thảo luận khi thành phố công bố chiến lược giá đất cho năm 2024 và 2025, đây có thể là một cột mốc quan trọng trong phát triển đô thị TP HCM.

Bất động sản