Triều Tiên mở lại giải Marathon quốc tế sau 6 năm, đón 200 VĐV nước ngoài
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
Theo dõi báo trên:
Một mảnh đất đền bù đến hai lần…
Dự án Xây dựng Khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 được Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty Xây dựng – May Thêu Trường Thịnh (sau này là Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Trường Thịnh) làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1101/QĐ-TTg, ngày 09/12/1998.
Trên cơ sở thẩm định đồ án quy hoạch điều chỉnh 1/500 tại dự án và được UBND TP. HCM chấp thuận tại thông báo số 666/TBT-VT ngày 20/9/2007, UBND quận 2 ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu nhà ở diện tích 18.728m2, diện tích đất công trình công cộng là 15.083m2 để bán cho cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.
Đối tượng “lạ” đến lấn chiếm đất dự án mở quán hàng kinh doanh
Từ đầu những năm 2000, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự án, chủ đầu tư đã hiệp thương, thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất của 03 chi gia tộc sử dụng đất theo bằng khoán của chế độ cũ với diện tích 32.184,8m2 bằng hình thức “hợp đồng thỏa thuận đền bù và hoán đổi đất”, gồm: chi bà Phạm Thị Bích Thủy, chi ông Ngô Văn Hai, chi bà Trần Thị Tỉnh với tổng số tiền hơn 44,6 tỷ đồng và hoán đổi tái định cư tại chỗ cho 3 chi tộc này tổng cộng 22 nền đất.
Sau khi 03 chi tộc đồng ý nhận quyền sử dụng đất bằng hình thức trên, chủ đầu tư tiếp tục hiệp thương, thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với 47 hộ dân cư ngụ ngay trên phần đất của 3 chi tộc này với phần diện tích 9.602,4m2/32.184,8m2, tổng hiệp thương và thỏa thuận gần 62 tỷ đồng.
Về tái định cư, ngoài 22 nền đất giao theo thỏa thuận với 3 chi tộc, sau đó chủ đầu tư tiếp tục giao 09 nền đất cho các hộ đủ điều kiện và chọn phương thức tái định cư tại chỗ theo quy định của phương án bồi thường, có 05 hộ dân thỏa thuận với chủ đầu tư, đề nghị bố trí đổi nền tái định cư tại khu quy hoạch phường Phú Hữu (Q. 9) do đơn vị này liên doanh cùng Công ty Tân Việt An làm chủ đầu tư. Như vậy Chủ đầu tư đã hoán đổi đất tại chỗ và tái định cư tổng cộng 38 suất, trong đó có 31 nền tái bố trí tại chỗ do thỏa thuận hoán đổi đất; tái định cư 02 nền và 03 căn nhà tại dự án khu quy hoạch phường Phú Hữu (Q. 9). Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng xác định diện tích đất hoán đổi từ đất do nhà nước quản lý là 271m2 đất nền (2 nền) và đang chờ hoàn chỉnh hạ tầng để bàn giao cho Nhà nước theo quy định.
Trong quá trình thỏa thuận bồi thường, chính quyền các cấp cũng nhận được một số phản ánh. Trong đó có phản ánh cho rằng cùng nằm trong một dự án mà chủ đầu tư đền bù người này lại cao hơn những người còn lại,... Tuy nhiên, tất cả các vấn đề phản ánh của người dân đã được Thanh tra các cấp kết luận, nhiều hộ dân đã hiểu vấn đề và đồng ý giao đất cho chủ đầu tư. Cụ thể, kết luật số 42/KL-TTTP-P4 ngày 24/11/2017 của Thanh tra TP. HCM khẳng định phản ánh của một số hộ dân không đúng sự thật. Ví dụ, số tiền bồi thường chênh lệch giữa ông Trần Văn Hải và những hộ dân khác, được cơ quan Thanh tra kết luận: “Số tiền trên là số tiền chủ đầu tư mua lại nền đất tái định cư của ông Hải, không phải đền bù cho ông Hải như các hộ dân phản ánh”.
Xây phòng trọ kinh doanh
Người “lạ” ngang nhiên xâm chiếm
Một dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã hơn 21 năm qua, nhà đầu tư đã làm công tác đền bù, giải tỏa; có nơi đền bù đến 2 lần, thậm chí hỗ trợ đến lần thứ 3, nhưng tại sao đến nay vẫn chưa thể có mặt bằng sạch để tiếp tục hoàn thiện?
Theo tìm hiểu của phóng viên, vấn đề nằm ở tình hình giá đất biến đổi theo chiều tăng nhanh; hôm nay giá đất thấp, nhưng ngày mai giá đất cao đã làm thay đổi suy nghĩ của những hộ dân nhận đền bù trước đó. Một số hộ cảm thấy bị thiệt thòi nên không chịu di dời dù đã nhận tiền; có người quay lại chiếm dụng, khiếu nại,… Đặc biệt, gần đây xuất hiện một số đối tượng lạ đến tự ý xâm chiếm, bất chấp chính quyền.
Đại diện chủ đầu tư dự án trên cho biết: “Trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng tại dự án, Công ty Trường Thịnh gặp không ít khó khăn như: Việc lấn chiếm, tái chiếm diện tích đất đã đền bù, xây dựng trái phép và không tháo dỡ di dời nhà của một số hộ dân còn lại tại dự án. Cụ thể, hiện nay còn tồn tại việc khiếu nại nội bộ của một số anh em giữa 3 chi tộc. Việc trước đây con cháu trong gia tộc lấn ranh nhau, xây nhà trên ranh đất nhau, nay dù họ đã nhận tiền đền bù của chúng tôi nhưng trong nội tộc lại chưa thỏa thuận được để chia nhau... Đặc biệt, có gia đình cố tình chây lỳ, còn thuê “giang hồ” vào xâm chiếm.”
Được biết, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên, chính quyền quận 2 cũng đã có chỉ đạo, ban hành các quyết định xử lý tuy nhiên do còn “nương nhẹ”, nên “đâu lại vào đấy” làm “lờn thuốc”.
Giấy ủy quyền được ký tay với nhau không có giá trị pháp lý
Điển hình, trường hợp ông Ngô Hữu Vinh, tự ý kéo container đến đặt ngay trên đất dự án này mà chính quyền vẫn không thể xử lý.
Thực tế, ông Vinh không có liên quan gì đến dự án, tuy nhiên ông Vinh được ông Võ Văn Nghiệp (con bà Trần Thị Tỉnh là hộ dân đã nhận tiền bồi thường nhưng chưa giao mặt bằng cho chủ đầu tư) ký giấy ủy quyền để yêu cầu chủ đầu tư bồi thường diện tích đất 2.166m2 vô căn cứ với tỷ lệ ăn chia 60%-40%. Chỉ với tờ giấy ủy quyền ký tay với nhau, không có giá trị pháp lý đó mà ông Vinh đã phá hàng rào dự án và mang container đến làm nhà ở.
Hành động vi phạm pháp luật của ông Vinh buộc chính quyền quận 2, ngày 24/9/2016, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 3225/QD-XPVPHC và ngày 18/10/2016 ban hành Quyết định cưỡng chế 3478/QĐ-CC. Tiếp đó, ngày 22/02/2017, UBND phường Bình An tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên khi đoàn cưỡng chế có mặt thì ông Vinh xin tự nguyện tháo dỡ, nhưng khi đoàn rút thì ông không tháo dỡ mà vẫn ngang nhiên hoạt động, đồng thời cho thêm một số cá nhân lạ mặt khác đến mở quán nhậu, tiệm uốn tóc,… thách thức chính quyền.
Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục phản ánh sự việc.
Thái Sơn
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.