Thiếu tá - nhà báo Duy Trung: Mỗi ngày thức dậy luôn cố gắng giúp được càng nhiều người càng tốt

Chủ nhật, 26/09/2021 08:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong nhiều tháng qua, ở tâm dịch TP.HCM, Thiếu tá nhà báo Duy Trung - Báo Công an TP Hồ Chí Minh với tinh thần "Vì nhân dân phục vụ” đã luôn cố gắng hết mình để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn. Mỗi ngày thức dậy anh luôn nghĩ làm sao giúp được càng nhiều người càng tốt.

Nhiều tháng qua, tại TP.HCM cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 diễn ra khốc liệt, trong cơn nguy khó đó chúng ta lại thấy tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn ở mọi lúc, mọi nơi. Người dân cùng lực lượng công an, bộ đội, y bác sĩ... siết chặt tay nhau chống lại giặc Covid-19.

thieu ta  nha bao duy trung moi ngay thuc day luon co gang giup duoc cang nhieu nguoi cang tot hinh 1

Thiếu tá nhà báo Duy Trung - Báo Công an TP Hồ Chí Minh và nhiều đồng nghiệp vận chuyển gạo xuống cho người dân. Ảnh: NVCC

Đã thành hoạt động truyền thống, công tác từ thiện xã hội báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh được duy trì trong hàng chục năm qua. Các hoạt động hỗ trợ người dân nghèo, thiên tai, người khuyết tật, người dân ở vùng sâu vùng xa... được triển khai kịp thời. Trong đợt dịch lần này, Báo Công an TP Hồ Chí Minh tiếp nối nhiệm vụ của các thế hệ trước để lại, đó như là điều rất đỗi tự nhiên.

"Tôi thấy có rất nhiều người dân bình thường trong đại dịch đã tham gia giúp đỡ, lo lắng cho mọi người xung quanh, theo khả năng của họ. Chúng tôi vừa làm báo vừa là lực lượng công an thì việc này phải làm gấp nhiều lần hơn", Nhà báo Duy Trung nói. 

Từ tháng 5/2021 đến nay, anh và bạn bè đồng nghiệp đã phát cho người dân khoảng 500 – 600 tấn gạo, chưa kể các loại rau củ quả. Để đưa xuống từng hộ dân hiệu quả nhất, anh đã tích cực phối hợp với công an các địa phương (công an khu vực) mang gạo, nhu yếu phẩm tới sớm cho bà con. 

Để hoạt động thiện nguyện này trở nên chuyên nghiệp và có quy mô rộng hơn, Ban Giám đốc Công an TP.HCM đã ban hành kế hoạch để Báo Công an TP phối hợp với phòng PX03 CATP mở rộng chương trình này một cách sâu rộng, hiệu quả.

Trước đây, ai cũng nghĩ chương trình sẽ dừng lại ở 20 – 30 tấn, nhưng sau đó dịch vẫn diễn biến phức tạp, chương trình "Hạt gạo nghĩa tình" kéo dài, các địa phương nhận gạo được mở rộng đến với nhiều bệnh viện, khu phong toả, cách ly, lực lượng ở các chốt kiểm soát dịch. Ngoài gạo còn rất nhiều các loại rau củ quả, đồ dùng thiết yếu, trang thiết bị y tế khác cũng được trao tặng.

thieu ta  nha bao duy trung moi ngay thuc day luon co gang giup duoc cang nhieu nguoi cang tot hinh 2

Nhà báo Duy Trung - Báo Công an TP Hồ Chí Minh (phải) trao quà hỗ trợ lực lượng ở các chốt kiểm soát dịch. Ảnh: NVCC

Nhận thấy nhiều người còn thiếu thuốc uống, thuốc điều trị COVID-19, anh và đồng nghiệp ngay sau đó đã triển khai kê đơn thuốc theo quy định của Bộ Y tế để phát đến người dân đang điều trị tại nhà. Vận động thêm nguồn kinh phí, nhờ bệnh viện Chợ Rẫy kê đơn thuốc, mua bình oxy... trao cho hàng nghìn người.

Như một vòng tuần hoàn, hàng chục tấn gạo được kêu gọi và vận chuyển tập kết tại Hội trường của Báo, sau 1 vài hôm được phát hết và những chuyến xe khác lại tới, cứ thế nhờ được tổ chức bài bản hoạt động thiện nguyện của báo đã tạo sự lan tỏa lớn. Báo đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp cả nước từ Bắc vào Nam. Đến nay số lượng gạo đã lên đến 700 tấn, chưa kể đồ dùng thiết yếu khác, rau củ quả, nước uống…

Nhà báo Duy Trung chia sẻ, nhiều bà con ở miền tây khi đọc báo, hay tin báo Công an TP nhận đồ nông sản để hỗ trợ, nên mỗi sáng hội phụ nữ, hội nông dân một số tỉnh miền Tây rủ nhau ra đồng hái rau, trái cây… trung bình 1 buổi sáng các hộ thu hoạch được khoảng 3 tấn rau... Và sau đó, anh Trung sẽ sử dụng xe tải của đơn vị qua để lấy rau mang về cho người dân Thành phố. 

"Khi chúng tôi xuống địa phương nhận rau thì đồng thời cũng mang gạo xuống cho bà con, vì bản thân vùng đó người dân cũng rất khó khăn. Đến nay trung bình là 1 tuần là 20 tấn được chia ra cho các vùng phong tỏa, khu vực cách ly, từ đây được chuyển xuống các hộ dân, hoặc đưa vào chùa, trung tâm từ thiện, chế biến, gửi vào cho lực lượng y bác sỹ...”, anh Trung chia sẻ.

Vừa làm báo, vừa duy trì hoạt động thiện nguyện không bị đứt quãng, căng thẳng và áp lực cho 2 việc cùng lúc là có thật, nhưng đổi lại anh được bạn bè đồng nghiệp gọi điện hỏi thăm động viên thường xuyên. Hàng ngày anh vẫn tranh thủ làm việc đến khuya để hoàn thành việc xuất bản báo, để sáng hôm sau có thời gian làm việc với các nhóm từ thiện, nhà tài trợ, tiếp tục trao quà, tặng quà.

thieu ta  nha bao duy trung moi ngay thuc day luon co gang giup duoc cang nhieu nguoi cang tot hinh 3

Phát huy truyền thống tương thân tương ái của Báo Công an TP Hồ Chí Minh, trong nhiều năm nay, nhà báo Duy Trung còn duy trì hoạt động hỗ trợ bà con ở vùng gặp thiên tai bão lũ. Ảnh: NVCC

Nói về những công việc thiện nguyện, nhà báo Duy Trung chia sẻ: "Tôi biết rằng những đồng chí lãnh đạo, trưởng ban chỉ đạo chống dịch ở các đơn vị họ còn làm việc vất vả hơn mình gấp hàng trăm lần. Sự nỗ lực của mình không đáng là bao nhiêu. Một chút cố gắng của mình trong thời gian này mà giúp được nhiều người sẽ góp phần chung tay cho đại dịch sớm đi qua. Dù mệt nhưng hôm sau mình thức dậy, lại được sức khỏe, lại xông pha tiếp. Tôi tin rằng khi cuộc chiến kết thúc mình vẫn còn được chứng kiến thời khắc của chiến thắng".

Dành ít phút buổi tối để chia sẻ với tôi về hành trình làm thiện nguyện của mình, giọng anh đã lạc đi vì một ngày làm việc với cường độ cao. Trong suốt quá trình công tác anh tạm thời đưa vợ con về nhà ngoại để đảm bảo an toàn cho gia đình và anh cũng dành toàn bộ thời gian, công sức cho nhiệm vụ cơ quan giao.

Thấy được hoạt động nhiều ý nghĩa của anh, người thân trong gia đình cũng kịp thời động viên anh cố gắng. Có ngày công việc kéo dài liên tục anh không có thời gian trao đổi với con gái 4 tuổi qua video call, chỉ khi công việc một ngày kết thúc, khi mọi việc hoàn thành, sắp chìm vào giấc ngủ, anh mở tin nhắn đọc những file ghi âm của con ra để nghe, đó như niềm an ủi nhỏ nhoi để vơi bớt nỗi nhớ gia đình và tiếp thêm động lực cho ngày mai thức dậy...

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo